Công tác thi đua khen thưởng cần thiết thực, tạo chuyển biến sâu rộng trong toàn ngành Công Thương
Hội nghị còn có sự tham dự của đại diện Lãnh đạo Văn phòng Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường, đại diện phòng, ban các đơn vị thuộc Bộ; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Sở Công Thương một số tỉnh, thành; các doanh nghiệp, hiệp hội...
Để tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về thi đua khen thưởng, thời gian qua, Bộ Công Thương đã chỉ đạo triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng gắn với các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của ngành. Bộ Công Thương đã thường xuyên phát động, triển khai, tổ chức trong toàn ngành các phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động. Các phong trào thi đua đã có nhiều thay đổi về chất lượng với nhiều nội dung phong phú, không hình thức phô trương, lấy năng suất, chất lượng, hiệu quả làm tiêu chí hàng đầu như: Phong trào thi đua đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh; phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; phong trào “Doanh ngiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”; Cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”…
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh, ngành Công Thương là ngành có phạm vi hoạt động rất rộng, với nhiều ngành nghề đã đóng góp cho sự phát triển xã hội. Công tác thi đua khen thương trong thời gian vừa qua, ngoài những kết quả đạt được, Thứ trưởng cho biết, vẫn còn nhiều tồn tại. Không ít đơn vị và phong trào thi đua còn mang tính hình thức và có những trường hợp chưa chính xác. Để công tác thi đua khen thưởng thiết thực gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh đóng góp thiết thực hơn trong việc phát triển kinh tế xã hội thì chúng ta phải làm đúng và đầy đủ tiêu chí thi đua theo quy định của nhà nước và Thủ tướng Chính phủ.
Thứ trưởng chia sẻ: “Hội nghị tổ chức lần này với mong muốn các đơn vị tâp trung nghiên cứu góp ý, nghiên cứu, từ đó, chúng ta có đánh giá đầy đủ vào báo cáo đánh giá thi đua khen thưởng của Bộ. Đồng thời, nghiên cứu và góp ý vào các văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất các điều chỉnh sửa đổi những điều thuộc phạm vi của Bộ, nhất là trong bối cảnh Bộ không còn đại diện sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước như trước đây”.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã đưa ra nhiều tham luận, đóng góp có giá trị cho công tác thi đua khen thưởng của Bộ Công Thương.
Ông Lê Hoàng Sơn - Trưởng phòng Thi đua - Khen thưởng (Văn phòng Bộ Công Thương) đã có tham luận về vấn đề “Tổ chức thực hiện việc phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ”. Ông Sơn cho biết, tính đến nay Bộ Công Thương phong tặng cho 17 cá nhân danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân và 104 các nhân là Nghệ nhân ưu tú song vẫn còn tồn tại một số hạn chế như chưa hỗ trợ thỏa đáng cho các Nghệ nhân được danh hiệu, cần hoàn thiện khung pháp lý xét tặng…
Theo đại diện của Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục thời gian qua đã thực hiện công tác thi đua khen thưởng một cách đồng nhất và sôi nổi, thắng lợi trên mọi lĩnh vực. Nhưng cũng có không ít tồn tại hạn chế chưa thật sự trở thành động lực mạnh mẽ động viên cán bộ, công chức, người lao động làm việc và cống hiến.
Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay, do tính chất đặc thù công việc vừa sản xuất kinh doanh, vừa thực hiện nhiệm vụ Chính trị để đảm bảo an sinh xã hội theo yêu cầu của Chính phủ, do đó, đơn vị phải hy sinh lợi ích doanh nghiệp, xả nước xuống hạ nguồn để phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, dành hàng chục tỷ đồng để xây dựng cung cấp điện cho nông thôn, vùng sâu vùng xa…vì vậy, nếu căn cứ tiêu chí kinh tế để chấm điểm thi đua thì sẽ là thiệt thòi đối với EVN.
Kết luận tại Hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng chỉ đạo: "Triển khai công tác thi đua khen thưởng phải thiết thực trong Bộ Công Thương, tạo chuyển biến sâu rộng, tích cực trong sản xuất kinh doanh. Cần quan tâm nhiều hơn tới đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là người lao động và nơi trực tiếp sản xuất vì đó là những nơi trực tiếp có những sáng kiến, nâng cao năng lực cạnh tranh đơn vị của mình".
-
Ngày 10/6/2019, tại thành phố Nam Ninh, thủ phủ của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đã diễn ra Hội nghị giao thương doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc.
-
Tuần lễ hàng Việt Nam tại Nhật Bản năm 2019 là minh chứng cho mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại phát triển tích cực giữa Việt Nam - Nhật Bản.
-
Triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan Đại diện Ngoại giao ở nước ngoài năm 2017 đồng thời để đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, công tác thị trường nước ngoài và xúc tiến thương mại góp phần tăng cường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến các nước trong khu vực và thế giới, tăng cường công tác kết nối, phối hợp và hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến các hoạt động xuất khẩu và đầu tư; tăng cường sự phối hợp công tác giữa Bộ Công Thương, Cơ quan Thương vụ và các Cơ quan Đại diện nước ngoài tại nước sở tại và phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các Tham tán, Trưởng Cơ quan Thương vụ, Bộ Công Thương tổ chức họp Hội nghị các Tham tán Thương mại, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại khu vực châu Âu từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 6 năm 2019, tại Mát-xcơ-va, Liên bang Nga.
-
(DNTM) Tin từ Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), từ ngày 28/6 - 6/7/2019 Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Hà Tĩnh sẽ tổ chức Phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi tại Hà Tĩnh năm 2019 trên địa bàn các xã thuộc 02 huyện: Cẩm Xuyên và Kỳ Anh.