Công tác phòng vệ thương mại tiếp tục được Bộ Công Thương quan tâm, đẩy mạnh
Trong năm 2024, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác phòng vệ thương mại đồng bộ, toàn diện trên tất cả các khía cạnh là tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển.
Ảnh minh họa
Cụ thể: Thực thi các quy định pháp luật về phòng vệ thương mại để bảo vệ các ngành sản xuất của Việt Nam trước những hành vi cạnh tranh không công bằng của hàng nhập khẩu; hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, hạn chế những tác động tiêu cực từ việc lạm dụng biện pháp phòng vệ thương mại của một số quốc gia; triển khai các chương trình, đề án lớn nhằm nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh, gian lận xuất xứ; xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm... Nhờ đó, công tác phòng vệ thương mại đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
Chính phủ, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan đã khẳng định quan điểm chung là kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi lẩn tránh bất hợp pháp thông qua gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp để bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất, xuất khẩu, khai thác hiệu quả lợi ích của các hiệp định thương mại tự do, đồng thời bảo vệ uy tín của hàng hóa Việt Nam, hướng tới mục tiêu xuất khẩu bền vững.
Hiện nay, các cơ quan chức năng của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan đã phối hợp, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xác minh việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ, khai báo xuất xứ khi thông quan, đăng ký đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, thông qua công tác cảnh báo sớm, Bộ Công Thương đã sớm tiếp cận với các doanh nghiệp, hiệp hội trong ngành để cung cấp thông tin, giúp các doanh nghiệp hiểu được các nguyên tắc, quy trình điều tra phòng vệ thương mại; các công việc doanh nghiệp cần thực hiện; các kịch bản có thể xảy ra. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị để đáp ứng đầy đủ, chính xác nhất các yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài, bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của của doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại.
Tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục dự báo có những diễn biến phức tạp, khó lường. Trong thời gian tới, công tác phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục được quan tâm để nắm chắc, phân tích, đánh giá, dự báo đúng tình hình, chủ động có những biện pháp phù hợp với quy định pháp luật nhằm trợ giúp các ngành sản xuất trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy hàm lượng giá trị gia tăng của nền kinh tế cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu tận dụng được tối đa lợi ích từ quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế.
Quang Chiến (VITIC) tổng hợp
-
Theo Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 tăng trên 25% so với năm trước và đạt 25 tỷ USD, trong đó, quy mô bán lẻ hàng hoá trực tuyến đạt 17,3 tỷ USD
-
Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 5/1/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 158/QĐ-BCT ngày 26/1/2024 phê duyệt chương trình hành động của Bộ Công Thương để triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 02/NQ-CP.
-
Ngày 6/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm "Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu" do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA), Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hội Gỗ và Thủ công Mỹ nghệ Đồng Nai (DOWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) cùng Forest Trends phối hợp tổ chức.
-
Ngày 27/11, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm quốc tế công nghiệp hóa chất Việt Nam lần thứ 20 (Vinachem Expo 2024). Sự kiện Vinachem Expo 2024 được tổ chức đồng thời cùng với 7 nhóm triển lãm quốc tế chuyên ngành thuộc ngành Công Thương.