Còn nhiều lĩnh vực hợp tác tiềm năng mà Việt Nam và Hà Lan cần đẩy mạnh khai thác
Tại buổi tiếp Đoàn doanh nghiệp hàng đầu của Hà Lan do Chủ tịch Liên đoàn Giới chủ và Công nghiệp Hà Lan Ingrid Thijssen dẫn đầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng và đánh giá cao hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Hà Lan tại Việt Nam trong thời gian qua và những đóng góp thiết thực đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam và quan hệ Việt Nam - Hà Lan
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet
Hiện nay, Hà Lan đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất, là đối tác thương mại và cũng là thị trường xuất khẩu hàng đầu của châu Âu tại Việt Nam. Đây chính là cơ sở để hai nước kỳ vọng về tương lai tươi sáng khi vẫn còn rất nhiều tiềm năng và thế mạnh chưa được khai thác. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hà Lan đạt 10,24 tỷ USD, giảm 1,81% so với năm 2022; trong 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hà Lan đạt 1,76 tỷ USD, tăng đáng kể 18,80% so với cùng kỳ năm 2023.
Bà Ingrid Thijssen, Chủ tịch Liên đoàn Giới chủ và Công nghiệp Hà Lan cho biết Việt Nam là một ưu tiên của Hà Lan nói chung và doanh nghiệp Hà Lan nói riêng ở khu vực, cam kết tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam phát triển. Trong thời gian tới, Chính phủ Hà Lan mong muốn có đầu mối kết nối để tiếp nhận hỗ trợ, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy hợp tác cùng Việt Nam trong các lĩnh vực đóng tàu, cảng biển, chất bán dẫn, năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, cung cấp vật liệu tham gia đề án xây dựng 1 triệu nhà ở xã hội.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp hai nước cũng mong muốn đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, khai thác tiềm năng từ các sản phẩm chất lượng cao, thực hiện các cam kết phát triển xanh, sạch, an toàn, bền vững, chống hàng giả; mong muốn thu mua trực tiếp với người nông dân ... để nông sản Việt Nam có cơ hội nhiều hơn vào thị trường Hà Lan. Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Hà Lan cùng các nước G7 hỗ trợ Việt Nam về công nghệ, tài chính, nguồn nhân lực và hoàn thiện thể chế nhằm triển khai hiệu quả "Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng" (JETP), thiết lập cơ chế hợp tác ba bên về nông nghiệp.
Đặc biệt, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhận được sự quan tâm của Chính phủ Hà Lan trong vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu, khẳng định Hà Lan sẽ hỗ trợ Việt Nam triển khai Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, kế hoạch chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long và hoàn thiện khung pháp lý về quản lý nguồn nước.
Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp
-
Thị trường châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và Trung Đông còn rất nhiều dư địa cho doanh nghiệp xuất khẩu rau, củ, quả Việt Nam khai thác. Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt cần chủ động tìm hiểu nhu cầu, tiêu chuẩn của các thị trường và đảm bảo nguồn cung chất lượng.
-
Trong ngắn hạn, đồng USD vẫn có tác động lớn đến diễn biến của giá cà phê. Tối nay, thị trường sẽ đón nhận dữ liệu về kỳ vọng tâm lý tiêu dùng tháng 3 của Mỹ. Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ được đánh giá lạc quan
-
Bên lề Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Australia diễn ra tại Melbourne, Australia, vừa qua Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam và Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia tại Việt Nam (Austrade) đã ký kết Bản ghi nhớ nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư giữa Việt Nam - Australia.
-
Với 4 trên 5 mặt hàng tăng giá mạnh, nhóm năng lượng dẫn dắt xu hướng chung của toàn thị trường. Chốt ngày, giá dầu WTI chấm dứt chuỗi giảm hai phiên liên tiếp, tăng 2,78% lên sát 80 USD/thùng. Dầu Brent tăng 2,58% lên 84,03 USD/thùng.