VITIC
Xuất nhập khẩu

Cơ hội xuất khẩu sản phẩm tươi sống sang thị trường Singapore

15/07/2024 15:40

Ngày 12/7/2024, ông Cao Xuân Thắng, Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore dẫn đoàn công tác của Singapore đến thăm các trang trại sản xuất nông sản tại Long An. Chuyến thăm được đánh giá là có tiềm năng mang đến cơ hội xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp tươi sống của Việt Nam sang thị trường Singapore.

Cụ thể, đoàn đã đến tham quan và làm việc tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dương Vũ, Nông trang Hải Âu (trồng và xuất khẩu các sản phẩm về chanh không hạt), Trang trại chăn nuôi gia cầm công nghệ cao Ba Huân.


Ảnh: Doanh nghiệp Ba Huân

Chuyến thăm giúp đoàn tìm hiểu các chính sách quản lý an toàn thực phẩm, kiểm soát dịch bệnh (Kế hoạch ngăn chặn HPAI, giám sát Salmonella Enteritidis) và quy trình chứng nhận xuất khẩu nông sản, đồng thời tìm hiểu các nhà sản xuất, doanh nghiệp có năng lực sản xuất và xuất khẩu gia cầm, trứng và gạo trên tại Long An.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Ba Huân Phạm Thị Huân chia sẻ đây là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận và tìm hiểu yêu cầu thị trường Singapore, từ đó cải thiện chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, cải thiện quy trình chăn nuôi, trước mắt nâng cao tiêu chuẩn chất lượng, gia tăng nội lực của doanh nghiệp hơn nữa để cung ứng cho thị trường nội địa.

Là doanh nghiệp trên 50 năm làm ngành nông nghiệp với nguyện vọng xuất khẩu sản phẩm đi tất cả các nước Đông Nam Á, hiện tại, Công ty Ba Huân đã xuất khẩu đi nhiều nước mặt hàng trứng muối. Riêng thị trường trứng tươi có nhiều rào cản trong xuất khẩu vì liên quan đến an toàn dịch bệnh của các quốc gia và cần sự hỗ trợ của nhiều cơ quan, ban ngành.

Được đoàn công tác đánh giá cao trong chuyến tham quan lần này, bà Phạm Thị Huân mong muốn với sự hỗ trợ của các bên, sự nỗ lực của công ty, thời gian tới doanh nghiệp sẽ xuất khẩu được mặt hàng trứng tươi, từ đó nâng giá trị quả trứng gà, trứng vịt của nông dân.

Ông Cao Xuân Thắng, Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore cho biết những chuyến thăm này rất cần thiết để mở ra những cơ hội xuất khẩu mới cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Các doanh nghiệp hướng đến thị trường Singapore không chỉ tiếp cận địa bàn 6 triệu dân mà thường nhắm tới mục tiêu Singapore như một “bài kiểm tra” ban đầu để xuất khẩu qua các quốc gia khác. Singapore là "thị trường khó tính," một trong những địa bàn có thu nhập bình quân đầu người rất cao, yêu cầu về sản phẩm rất nghiêm ngặt.

Ông Cao Xuân Thắng cũng thông tin thêm: Dịp này, các cơ quan quản lý và các chuyên gia của Singapore khá ấn tượng với những trang trại đã đến thăm, cho thấy rằng mô hình quản lý, quy mô sản xuất và kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam khá tốt.

Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu vào thị trường Singapore, các cơ quan chức năng của hai bên tiếp tục phải làm việc với nhau, thống nhất các biện pháp để có thể xuất khẩu nhiều mặt hàng vào Singapore, trong đó có sản phẩm tươi sống như thịt gà, thịt lợn, trứng gà tươi.


 

Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp

Tin cũ hơn
  • Nguy cơ gạo Việt Nam bị ảnh hưởng khi xuất khẩu sang Indonesia
    Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Indonesia có khả năng sẽ bất lợi trước việc Cơ quan Hậu cần quốc gia (cơ quan được phân giao thu mua gạo thầu quốc tế của Chính phủ) và Cơ quan Lương thực quốc gia Indonesia bị một tổ chức dân sự People's Democracy Study (SDR) khiếu kiện lên Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia - KPU.
  • Tiềm năng từ hoạt động xuất khẩu gỗ của tỉnh Thừa Thiên Huế
    Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có hơn 99.000 ha rừng trồng, với sản lượng khai thác hàng năm đạt hơn 600.00m3. Trong đó, có khoảng 12.000 ha rừng trồng gỗ lớn có chứng chỉ quản lý rừng bền vững… Do vậy, đây là một trong những địa phương có tiềm năng và lợi thế để sản xuất và kinh doanh gỗ và các sản phẩm từ gỗ.
  • Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu
    Hoàn thiện thể chế, tăng cường quản lý nhà nước trong tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi thương mại, chống gian lận thương mại và hướng tới thương mại công bằng là một trong các nhóm giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh Cải cách thủ tục hành chính (TTHC) là một nhiệm vụ trọng tâm.
  • Tiềm năng xuất khẩu nghêu sang khối thị trường EU là rất lớn
    Việt Nam đang có trên 41.500 ha nuôi nhuyễn thể (chủ yếu là nhuyễn thể hai mảnh vỏ) với sản lượng khoảng 265.000 tấn/năm, trong đó nghêu đạt 179.000 tấn/năm. Chuỗi giá trị ngành hàng nhuyễn thể đang tạo công ăn việc làm cho khoảng 200.000 lao động.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.999.847