Cơ hội xuất khẩu hàng nông sản Việt thông qua Hiệp định RCEP
Ngày 10/12, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và cơ hội xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam tại tỉnh Đắk Lắk.
Ảnh minh họa
Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động của Vụ Chính sách thương mại đa biên nhằm phổ biến thông tin, cam kết của Hiệp định RCEP, triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành. Hội thảo góp phần hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các hiệp hội, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiểu thêm về các cam kết trong Hiệp định RCEP và những cơ hội, thách thức Hiệp định đặt ra cho lĩnh vực hoạt động của mình, từ đó có thể khai thác hiệu quả lợi ích do Hiệp định mang lại
Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe chuyên gia phổ biến một số quy định như: Tổng quan Hiệp định RCEP và cơ hội xuất khẩu hàng nông sản; Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định RCEP và cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản; cam kết SPS trong hiệp định và những lưu ý cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam; nâng cao năng lực xuất khẩu trực tuyến cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
RCEP là hiệp định bao gồm 15 quốc gia thành viên, trong đó có 10 nước ASEAN và 5 nước đối tác: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand ký kết vào ngày 15/11/2020 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022. Mặc dù có độ bao phủ lớn nhưng các nước thành viên của RCEP cùng tham gia vào nhiều hiệp định thương mại khác, đồng thời do ra đời sau nên thời điểm hiện tại, tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ RCEP chưa đạt được như mong muốn.
RCEP không chỉ đơn thuần là một hiệp định mới mà là sự hợp nhất và mở rộng các FTA trước đây, giúp đơn giản hóa các quy định và tạo ra một khu vực thương mại thống nhất, kết nối các FTA khu vực lại với nhau, tạo ra một không gian kinh tế rộng lớn và gắn kết hơn… Do vậy hội thảo là cơ hội tốt để cơ quan chức năng và doanh nghiệp Đắk Lắk tìm hiểu sâu hơn, rõ hơn về Hiệp định RCEP. Từ đó nâng cao nhận thức cho các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp khai thác, tận dụng tối đa lợi ích từ RCEP mang lại đối với xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Đắk Lắk.
Các doanh nghiệp tham dự Hội thảo đã được giải đáp nhiều câu hỏi liên quan đến quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm khi xuất khẩu sang các thị trường RCEP, cơ chế chứng nhận xuất xứ với một số mặt hàng nông sản cụ thể, cách thức tham gia gian hàng Quốc gia Việt Nam trên Alibaba.com, v.v. Việc cung cấp đầy đủ các thông tin về Hiệp đinh cũng như kịp thời giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp đã giúp cho việc xuất khẩu hàng hoá sang thị trường RCEP được thuận lợi hơn; từ đó góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển chuỗi cung ứng trong khu vực và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp
-
Triển khai Quyết định số 880/QĐ-BCT ngày 27 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2024 nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, từ ngày 02-06/12/2024
-
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), khu vực Trung Đông, trong đó có Ai Cập là thị trường xuất khẩu cá tra tiềm năng của Việt Nam. Khác với nhiều thị trường là khách hàng của cá tra Việt Nam, Ai Cập không tiêu thụ cá tra giá trị gia tăng, hay các sản phẩm cá tra khô và đông lạnh khác, quốc gia này gần như chỉ nhập khẩu cá tra phile đông lạnh.
-
Ngày 6/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm "Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu" do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA), Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hội Gỗ và Thủ công Mỹ nghệ Đồng Nai (DOWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) cùng Forest Trends phối hợp tổ chức.
-
Singapore hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam trong khu vực ASEAN và cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Trong 9 tháng đầu năm 2024, Singapore dẫn đầu danh sách các quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 4,98 tỷ USD và chiếm 32,7% tổng vốn đăng ký cấp mới.