VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện thời gian tới

01/09/2020 10:24


 

Kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và cạnh tranh giữa các nước lớn; nguy cơ suy thoái sâu tại các nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản…  ngày càng rõ nét, làm ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện là một trong những điểm sáng.
 
Theo số liệu của Bộ Công Thương, chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tháng 6/2020 tăng 29,3% so với tháng 5/2020 và tăng 21,7% so với cùng kỳ năm trước. Sang tháng 7/2020, chỉ số này tăng 2,7% so với tháng trước và giảm 2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất của ngành tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước.
 
Xuất khẩu 7 tháng tăng trưởng khá
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong tháng 7/2020 đạt 4,06 tỉ USD. Tính chung 7 tháng xuất khẩu nhóm hàng này đạt 23,5 tỉ USD tăng 26,7% so với cùng kì 2019. Trong đó, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Trung Quốc đạt 6,3 tỉ USD tăng 33,4%; Mỹ đạt 5,33 tỉ USD tăng 1,8 lần; EU đạt 3,2 tỉ USD tăng 12,7%... So với cùng kỳ năm 2019, hiện nay nhóm hàng này đã vượt qua nhóm hàng dệt may để trở thành nhóm có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai (sau nhóm điện thoại và linh kiện).
 
Nhờ tốc độ tăng trưởng ấn tượng của mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 4,96 tỉ USD) cùng với mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (tăng 2,93 tỉ USD) đã phần nào bù lại sự sụt giảm của các mặt hàng chủ lực khác trong nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo trong 7 tháng đầu năm.
 
Dự báo những tháng cuối năm        
+ Cơ hội: Cùng với các ngành hàng may mặc, chế biến thực phẩm, dược phẩm, nhóm mặt hàng sản phẩm điện tử và linh kiện được dự báo có cơ hội đón thêm nhiều đơn hàng xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2020. Cụ thể, Báo cáo xu hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý II, dự báo quý III và 6 tháng cuối năm 2020 do Tổng cục Thống kê công bố, các doanh nghiệp dự báo trong quý III/2020 khối lượng sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 53,3%; số lượng đơn đặt hàng mới tăng 49,1% và đơn hàng xuất khẩu nhóm hàng này tăng 40%.
 
Việc kiểm soát dịch bệnh được cộng đồng quốc tế đánh giá cao là động lực quan trọng để thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau đại dịch. Nhiều tập đoàn xuyên quốc gia đang xem xét dịch chuyển đầu tư, tạo ra cơ hội lớn cho Việt Nam đón đầu làn sóng đầu tư này. Thực tế cũng cho thấy, hiện có nhiều thông tin các tập đoàn công nghệ lớn của thế giới lên kế hoạch dịch chuyển chuỗi sản xuất đến Việt Nam: LG đã chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất từ Hàn Quốc về Hải Phòng. Theo Nikkei, trong quý II/2020, Apple dự ước sản xuất 3 - 4 triệu chiếc tai nghe AirPods tại Việt Nam, tương đương gần 1/3 tổng sản lượng AirPods trên toàn thế giới. Foxconn - nhà cung ứng linh kiện cho Apple đã đặt nhà máy tại Bắc Giang. Panasonic Việt Nam cũng đang chuẩn bị từng bước tiếp nhận để sản xuất tủ lạnh và máy giặt cửa đứng công suất lớn từ Thái Lan vào đầu tháng 9 tới. Những hoạt động này được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu của ngành tăng trưởng mạnh hơn trong thời gian tới.
 
+ Thách thức: Bên cạnh những cơ hội thuận lợi thì xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Theo Bộ Công Thương, dự báo những tháng cuối năm, ngành hàng điện tử và linh kiện vẫn bị ảnh hưởng lớn do diễn biến dịch bệnh phức tạp có khả năng làm gián đoạn chuỗi cung ứng, sụt giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm điện tử tại các thị trường Mỹ và châu Âu. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) dự báo thương mại toàn cầu năm 2020 sẽ giảm khoảng 13% - 32% so với năm 2019 (tùy diễn biến dịch bệnh); trong khi Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) dự báo mức giảm này từ 11,9% - 13,4%. Đặc biệt, doanh thu và sản lượng toàn cầu của Samsung dự báo sẽ giảm do ảnh hưởng chung của dịch bệnh đến ngành điện tử nói chung. Samsung Việt Nam cũng dự kiến giảm mục tiêu xuất khẩu xuống còn khoảng 45,5 tỷ USD trong năm 2020 (so với 51,38 tỷ USD năm 2019).
 
Tại thị trường châu Á, theo tin từ Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, ngày 30/7/2020, Tổng cục Ngoại thương (DGFT) thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ đã ra thông báo số 22/2015-2020 về “chính sách nhập khẩu tivi màu đã được thay đổi từ tự do nhập khẩu sang hạn chế”, áp đặt hạn chế đối với việc nhập khẩu tivi màu nhằm khuyến khích sản xuất trong nước và giảm bớt nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu.
Biện pháp này của Ấn Độ sẽ tác động đến tình hình sản phẩm tivi nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia và các nước khác vào Ấn Độ. Trong tài khóa 2019-2020, Ấn Độ nhập khẩu lượng tivi trị giá 781 triệu USD, phần lớn từ Việt Nam (428 triệu USD) và Trung Quốc (292 triệu USD).

 ------------------------******--------------------

 Bên cạnh đó, Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại số tháng 8/2020 còn có các thông tin đáng chú ý khác: - Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức Đảng Bộ Công Thương; - Bộ Công Thương đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính để hội nhập bền vững; - Chuyển đổi số trong xuất nhập khẩu hàng hóa: Lợi ích và giải pháp; - Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện thời gian tới; - Nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng quản lý thị trường trong tình hình mới; - Phát triển hệ thống phân phối hàng Việt ổn định và bền vững; - Chính sách ngoại thương của Vương quốc Anh hậu Brexit; - Giá trị thương hiệu Vinamilk chiếm 20% tổng giá trị của 50 thương hiệu dẫn đầu Việt Nam năm 2020…
 
Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ:
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại
- Địa chỉ: Phòng 509 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn
Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
- Điện thoại:  024 3715 2179/ 37152202; Fax: 024 3715 2202
Người liên hệ:    
- Mr. Tuấn;                 0913 535 939   (tuanvq.vtic@gmail.com)
- Mrs Việt Hằng;        0989 153 746  ( hanglecnvn@gmail.com)


 

Tạp chí DNTM

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.999.075