Cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ hàng nông sản tại thị trường nội địa trước ảnh hưởng dịch Covid-19
Trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng ra toàn thế giới và vẫn đang có những diễn biến phức tạp, hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam, đặc biệt là trái cây đã và đang gặp nhiều khó khăn, thách thức do một số thị trường tạm ngừng thông quan hoặc tăng cường kiểm dịch phòng chống Covid-19. Để kịp thời tháo gỡ khó khăn về tiêu thụ nông sản, các bộ, ngành đã phối hợp với các địa phương đưa ra nhiều giải pháp nhằm kết nối hỗ trợ thu mua, tiêu thụ nông sản tồn đọng do không thể xuất khẩu cho nông dân và doanh nghiệp; hướng dẫn một số địa phương đang trồng dưa hấu, thanh long chuyển sang cây trồng khác dễ tiêu thụ về ngắn hạn như: đậu tương, ngô, rau…phát huy tốt công tác thu mua cũng như chế biến để phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước, đó là tăng cường thu mua những nhóm mặt hàng: rau, củ quả, thuỷ sản và khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua cung ứng sản phẩm đối với thị trường trong nước... Đây cũng là thời điểm đặt ra cho nông sản Việt Nam những cơ hội mới tại thị trường nội địa khi việc tiêu thụ hàng hoá của người dân đã chuyển dịch nhiều từ hàng ngoại nhập sang nội địa do việc hạn chế đi lại nhằm tránh dịch bệnh lây lan khiến nhiều sản phẩm nhập khẩu không thể vào thị trường trong nước.
Với dân số hơn 96 triệu dân, Việt Nam là thị trường tiêu thụ nông sản rất tiềm năng. Trong thời gian qua, việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa cũng đã khẳng định hiệu quả rõ nét trong những thời điểm đầu ra xuất khẩu gặp khó khăn. Theo đó, trước tình hình giá nhiều loại nông sản trong nước bị sụt giảm mạnh do xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc gặp khó vì ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, các địa phương đã đẩy mạnh các hoạt động “giải cứu” và tăng cường chế biến, tiêu thụ sản phẩm tại nội địa. Cùng với việc kịp thời tháo gỡ các khó khăn cho xuất khẩu đã góp phần quan trọng giúp giá nhiều loại trái cây nhanh chóng phục hồi trở lại. Theo nhiều hệ thống siêu thị, chỉ sau một thời gian đẩy mạnh giải cứu các loại trái cây như thanh long, dưa hấu…siêu thị đã không còn hàng để bán theo diện “giải cứu”.
Tuy nhiên, phương án này chỉ mang tính tình thế. Thực tế cho thấy, không phải chỉ đến khi những ảnh hưởng của dịch Covid-19 mới dẫn đến ùn ứ, dư thừa hàng nông sản mà trong nhiều năm qua, việc “giải cứu” nông sản đã diễn ra ở nhiều nơi, nhiều thời điểm khác nhau khiến biện pháp giải quyết đầu ra cho nông sản thông qua “giải cứu” đã trở nên quen thuộc. Trong giai đoạn này, dịch Covid-19 chỉ là một trong những tác nhân tác động xấu đến ngành nông nghiệp. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc ùn ứ nông sản, không tiêu thụ được là người sản xuất thiếu thông tin hoặc không được cung cấp thông tin kịp thời, thiếu định hướng trong quá trình sản xuất, dẫn đến tại nhiều địa phương, nông dân vẫn sản xuất hàng hóa theo phong trào mà không có chiến lược cụ thể, dẫn đến dư thừa và thường xuyên bị ép giá.
Chi tiết bản tin Quý độc giả xem tại đây;
Để có thông tin chi tiết của bản tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ: Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586 Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:
- Mrs Huyền; 0912 077 382 ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận; 0982 198 206 (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh; 0912 253 188 (kieuanhvitic@gmail.com)
Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây;
Phòng TTXNK
-
Tuần qua, đại dịch Covid-19 với hàng loạt những tác động nghiêm trọng tiếp tục là rủi ro, thách thức lớn nhất mà kinh tế toàn cầu phải đối mặt trong nhiều năm qua và được nhận định có thể sẽ khiến 2020
-
Số lượng nhập khẩu phế liệu của Việt Nam trong quý đầu tiên tăng 0.5% so với quý trước, ở mức 1.40 triệu tấn trong giai đoạn này, số liệu hải quan sơ bộ cho thấy.
-
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu sắt thép các loại quý 1/2020 đạt 3,31 triệu tấn, kim ngạch trên 2 tỷ USD, giá trung bình 605,5 USD/tấn, giảm 2% về lượng, giảm 11,5% về kim ngạch và giảm 9,8% về giá so với cùng kỳ năm 2019.
-
Ấn Độ hiện là thị trường cung cấp nguyên phụ liệu (NPL) dược phẩm lớn thứ hai vào nước ta. Trong năm 2019