VITIC
Xuất nhập khẩu

Cơ hội cho rau quả tươi của Việt Nam tiếp cận sâu rộng vào thị trường Thụy Điển

20/12/2024 11:08

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (Kiêm nhiệm Đan Mạch, Iceland) cho biết Thụy Điển là thị trường có tiềm năng lớn cho rau quả Việt Nam nhờ sự phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu. Nhu cầu nhập khẩu rau quả tươi của Thuỷ Điển tăng mạnh từ các nước có khí hậu ôn đới và nhiệt đới. Đây là cơ hội để thanh long, xoài, chanh leo và các loại trái cây khác của Việt Nam chiếm lĩnh thị trường trong giai đoạn “trống mùa”...


Ảnh minh hoạ, nguồn internet

Lượng rau quả nhập khẩu của quốc gia này trước năm 2021 đạt khoảng 1 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, năm 2023, lượng nhập khẩu giảm còn 887.000 tấn do ảnh hưởng của lạm phát và suy giảm nhu cầu tiêu dùng. Dù vậy, thị phần nhập khẩu từ các nước đang phát triển đã tăng lên 24%, tương đương 215.000 tấn, mở ra cơ hội cho các quốc gia như Việt Nam.

Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại thị trường Thuỵ Điển, kiêm nhiệm khu vực Bắc Âu, hiện nay thị trường Thụy Điển ghi nhận sự thống trị của các chuỗi siêu thị lớn như ICA, Coop và Axfood, chiếm gần 20% tổng doanh thu bán lẻ thực phẩm, tương đương 5,2 tỷ EUR trong năm 2023.

Ngoài kênh bán lẻ, các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm (nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống) và chế biến công nghiệp như Brämhults và Råsaft cũng đóng vai trò quan trọng. Helsingborg hiện là trung tâm phân phối lớn nhất cho hàng hóa nhập khẩu, giúp luân chuyển sản phẩm đến khắp thị trường Thụy Điển.

Thương vụ Việt Nam tại thị trường Thuỵ Điển nhận định sự khác biệt về mùa vụ là lợi thế lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi Thụy Điển tự cung cấp một số sản phẩm như dưa chuột vào mùa hè, thì từ tháng 10 đến tháng 5, nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh từ các nước có khí hậu ôn đới và nhiệt đới.
"Đây là cơ hội để rau quả tươi của Việt Nam, như thanh long, xoài, chanh leo và các loại trái cây khác, chiếm lĩnh thị trường trong giai đoạn “trống mùa” này", bà Thuý nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng bền vững đang ngày càng chiếm ưu thế. Thụy Điển là nhà nhập khẩu lớn thứ 6 của các sản phẩm hữu cơ tại châu Âu.
Hiện nay, hơn 50% rau quả hữu cơ phải nhập khẩu, với chuối là sản phẩm tiêu biểu, khi hơn 60% tổng lượng chuối nhập khẩu là hàng có chứng nhận hữu cơ.
Đây là một thị trường tiềm năng nhưng cũng đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế như GLOBAL G.A.P, Fairtrade và các yêu cầu khắt khe về an toàn thực phẩm.

Do đó, Thương vụ khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm, chứng nhận bền vững và nhãn mác rõ ràng bằng tiếng Thụy Điển.

Đồng thời đẩy mạnh phát triển sản phẩm hữu cơ, nắm bắt xu hướng tiêu dùng bền vững, đặc biệt là các sản phẩm có chứng nhận quốc tế như GLOBALG.A.P và Fairtrade. Nghiên cứu kỹ chu kỳ mùa vụ của nước này để xuất khẩu rau quả vào mùa thấp điểm của Thụy Điển nhằm tối ưu hóa cơ hội tiếp cận thị trường.

 

Khánh Huyền (VTIC) thực hiện

Tin cũ hơn
  • Doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực quảng bá hàng hóa tại Vương quốc Ả rập Xê út
    Từ ngày 13-15/12/2024 tại thủ đô Riyadh, Vương quốc Ả rập Xê út, Thương vụ Việt Nam đã tổ chức trưng bày sản phẩm của trên 100 doanh nghiệp đang tìm kiêm cơ hội mở rộng thị trường sang khu vực Trung Đông
  • Xây dựng thương hiệu nông sản là chìa khoá thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh mới
    Nhằm thúc đẩy giao thương và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thực phẩm Việt Nam, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương Việt Nam) phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch ASEAN – Nhật Bản (AJC) tổ chức Hội nghị Kết nối Giao thương và Xây dựng Thương hiệu cho Doanh nghiệp Xuất khẩu Nông sản Thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 12/12/2024.
  • Tăng cường xuất khẩu nông sản vào thị trường Nhật Bản
    Hiện nay, Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển, có nền nông nghiệp hiện đại và có nhiều lợi thế trong áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hàng năm Nhật Bản vẫn phải nhập khẩu các mặt hàng nông sản từ thị trường khác. Điều này tạo ra cơ hội và lợi thế để các mặt hàng nông sản Việt Nam từng bước thâm nhập sâu vào thị trường này.
  • Nhiều tín hiệu tích cực cho xuất khẩu dừa trong năm 2024
    Hiện nay, ngành dừa Việt Nam, với diện tích gần 200.000 ha, đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tại các tỉnh duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.099.927