Cơ hội cho gạo Việt Nam khi Philippines giảm mạnh thuế nhập khẩu
Theo tin từ báo Nikkei Asia, Philippines sẽ giảm thuế nhập khẩu gạo từ 35% xuống còn 15% từ năm nay cho tới năm 2028 nhằm hạ nhiệt lạm phát trong nước.
Cùng với việc giảm gạo, nước này cũng giảm thuế nhập khẩu than đá, hoá chất và một số mặt hàng cơ bản khác để giảm chi phí năng lượng và nguyên liệu đầu vào. Quyết định này nằm trong Chương trình Thuế quan Toàn diện mới cho năm 2024-2028 vừa được Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. thông qua ngày 4/6/2024.
Ảnh minh họa
Các nhà phân tích lo rằng động thái này có thể mang lại lợi ích cho các quốc gia sản xuất gạo lớn ở châu Á như: Việt Nam, Thái Lan, trong khi nông dân Philippines chịu thiệt hại.
"Với gạo, mặt hàng quan trọng nhất trong rổ hàng tiêu dùng của người dân Philippines, chúng tôi đã thống nhất giảm thuế nhập khẩu từ 35% xuống còn 15% từ nay tới năm 2028", ông Arsenio Balisacan, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Kinh tế kiêm Tổng Giám đốc Cơ quan phát triển Kinh tế quốc gia Philippines (NEDA), cho biết tại cuộc họp báo sau khi quyết định trên được công bố. “Việc giảm thuế nhập khẩu sẽ giúp giá gạo tại Philippines giảm xuống mức hợp lý hơn”.
Gạo hiện chiếm 9% trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Philipiines, nhưng theo NEDA, mặt hàng này chiếm tỷ trọng hơn 50% trong lạm phát toàn phần của nước này 3 tháng qua. Trong tháng 4, giá gạo ghi nhận tháng tăng thứ ba liên tiếp khi tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng theo ông Balisacan, chính quyền của Tổng thống Marcos đang cố gắng hạ giá thực phẩm nhằm hỗ trợ cho người dân nghèo với việc giảm thuế nhập khẩu gạo xuống mức chỉ 29 peso (0,49 USD) trên mỗi kg gạo trong năm nay.
Theo ông Miguel Chanco, nhà kinh tế trưởng về các thị trường mới nổi của Pantheon Macroeconomics (Anh), việc giảm thuế nhập khẩu gạo sẽ khiến gạo nhập khẩu tại Philipines có giá rẻ hơn gạo sản xuất trong nước. Động thái của Philippines sẽ mang lại “lợi ích lớn” cho các nước xuất khẩu gạo châu Á. Riêng với Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, lợi ích có thể không đáng kể bởi quốc gia Nam Á hiện đang áp đặt các biện pháp hạn chế xuất khẩu.
Theo Cục Thực vật - Bộ Nông nghiệp Philippines, Việt Nam hiện là nhà cung cấp gạo lớn nhất của Philippines. 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 1,44 triệu tấn sang Philippines, chiếm 72,9% trong tổng số gạo nhập khẩu của nước này. Theo sau là Thái Lan với 300.227,24 tấn, Parkistan với 144.834,50 tấn và Myanmar với 65.080 tấn. Philippines cũng nhập khẩu gạo từ Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Italy và Tây Ban Nha.
Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp
-
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Vifoco (TP Bắc Giang) vừa xuất khẩu thành công 3,5 tấn vải thiều tươi chín sớm Tân Yên (Bắc Giang) sang Cộng hòa Liên bang Đức. Đây là lô vải thiều đầu tiên của huyện Tân Yên và của tỉnh trong vụ này xuất khẩu sang Đức.
-
Các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được ví như các tuyến cao tốc để nền kinh tế nước ta hội nhập quốc tế sâu rộng hơn. Bên cạnh việc tiến nhanh, tiến xa, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đối diện những cơn gió ngược, “mưa nắng thất thường”. Vậy chúng ta phải làm gì, làm thế nào để tận dụng tối đa các thỏa thuận FTA đã ký để giúp tăng trưởng càng cao càng tốt?
-
Ngày 4/6/2024, Hội Nông dân tỉnh Phú Yên đã ký kết hợp tác với Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Phát triển nông nghiệp Việt Nam và Tập đoàn ShengXiang Trade (Trung Quốc) về việc xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
-
Ngày 28/5/2024, hai tấn vải tươi đầu tiên của Việt Nam đã cập cảng hàng không sân bay Charles de Gaule ở thủ đô Paris. Đây cũng là những lô vải đầu tiên của vụ mùa 2024 đạt tiêu chuẩn GlobalGap được xuất từ Thanh Hà (Hải Dương) đi châu Âu bằng đường hàng không.