Chuyển đổi thương mại, hỗ trợ năng lực sản xuất là chìa khóa để thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu
Chuyển đổi thương mại, hỗ trợ năng lực sản xuất là chìa khóa để thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu Tổng thư ký Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) - tiến sĩ Mukhisa Kituyi mới đây đã công bố báo cáo về các vấn đề sức khỏe, năng suất, sự thịnh vượng và phục hồi nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch Covid-19.
Cuộc khủng hoảng Covid-19 vừa là tác nhân giảm tốc, đồng thời ở một vài khía cạnh, có thể giúp tăng tốc các xu hướng mới của nền kinh tế toàn cầu. Mặt khác, đại dịch xảy ra trong bối cảnh bất bình đẳng ngày càng gia tăng, triển vọng kinh tế suy giảm, gia tăng các nguy cơ về biến đổi khí hậu và chủ nghĩa đa phương suy yếu.
Trong bối cảnh đó, theo tiến sĩ Kituyi, việc mở rộng năng lực sản xuất mang tính chuyển đổi cơ cấu và đa dạng hóa kinh tế của tất cả các quốc gia là yếu tố quan trọng để vượt qua bối cảnh kinh tế toàn cầu bị rạn nứt hiện nay và giải quyết những thách thức mới do đại dịch gây ra. Đồng thời có thể tạo thành cốt lõi của một sự đồng thuận đa phương mới, linh hoạt hơn để đẩy nhanh việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs).
Trong báo cáo của mình, tiến sĩ Kituyi cũng đưa ra những vấn đề chính mà các quốc gia thành viên UNCTAD có thể tìm được sự đồng thuận và định hướng cuộc thảo luận cho phiên họp thứ 15 của UNCTAD (UNCTAD 15) sẽ được tổ chức từ ngày 3 đến ngày 8 tháng 10 năm 2021 tại Bridgetown (Barbados) sau một năm bị hoãn
Xem bản tin tại đây;
Phòng Truyền thông
-
Theo số liệu của Bộ Công Thương, tính đến tháng 12/2020, Việt Nam đã ký kết 14 Hiệp định thương mại tự do (FTA) khu vực và song phương (trong đó 13 FTA đang được thực thi). Nước ta cũng đã kết thúc đàm phán 01 và đang đàm phán 02 Hiệp định với các đối tác khác. Đặc biệt, hai FTA thế hệ mới là CPTPP và EVFTA có quy mô tác động rộng lớn, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam trưởng thành hơn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
-
Sự gián đoạn trong các chuỗi cung ứng do các nguyên nhân liên quan đến đại dịch COVID-19 đã một lần nữa làm nổi bật tính liên kết giữa các quốc gia thông qua chuỗi giá trị toàn cầu (GVC).
-
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đang mở ra những cơ hội lớn cho thương mại giữa Việt Nam và Cộng hòa liên bang Đức, đặc biệt khi nhiều nhóm mặt hàng sẽ có lợi thế khi được cắt giảm nhanh đối với hầu hết các dòng thuế.
-
Theo Báo cáo Thường niên năm 2020 của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), các biện pháp hải quan, kiểm soát thương mại, chống hàng giả...,