Chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024” tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu
Từ ngày 6 - 8/6, Bộ Công thương phối hợp với UBND TP.HCM tổ chức chuỗi sự kiện 'Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024' (Viet Nam International Sourcing 2024).
Sự kiện có quy mô 10.000m2 dành cho 500 doanh nghiệp, đại diện cho các lĩnh vực khác nhau trong chuỗi cung ứng quốc tế, tập trung ở 5 ngành hàng chính bao gồm thực phẩm, dệt may, giày dép, ba lô, túi xách, đồ thể thao và dã ngoại, đồ gia dụng và nội thất, công nghiệp hỗ trợ … Bên cạnh đó, Viet Nam International Sourcing 2024 còn có thêm các hoạt động bên lề hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực, phát triển bền vững khi bước ra thị trường toàn cầu.
Ảnh: Moit.gov.vn
Giới chuyên môn đánh giá cao sự kiện bởi quy tụ các doanh nghiệp đã đạt các chứng chỉ quốc tế, có sản phẩm chất lượng cao ở các ngành hàng Việt Nam có thế mạnh và các nhà phân phối, bán lẻ quốc tế hàng đầu có nhu cầu. Nhiều nhà thu mua chuyên nghiệp và tập đoàn lớn trên thế giới cũng tham dự sự kiện như Aeon, Uniqlo (Nhật Bản); Walmart, Amazon, Safeway (Hoa Kỳ); Falabella (Chi-lê); Carrefour, Decathlon (Pháp) … Đáng chú ý, Viet Nam International Sourcing 2024 còn có sự hỗ trợ rất lớn từ hệ thống Thương vụ/chi nhánh Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài; nhờ đó sự kiện đã được Thương vụ quảng bá rộng rãi, cũng như chủ động, tích cực tìm kiếm, vận động, mời các đoàn thu mua, doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp phân phối nước sở tại vào Việt Nam tham gia chuỗi hoạt động triển lãm, hội thảo trong khuôn khổ chương trình.
Viet Nam International Sourcing 2024 diễn ra trong bối cảnh những năm gần đây, Việt Nam đã và đang chuyển mình mạnh mẽ để trở thành một trung tâm sản xuất lớn toàn cầu với khả năng cung ứng cho thị trường thế giới nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú về chủng loại, cạnh tranh về giá cả và với chất lượng ngày càng được cải thiện. Hiện nay, nhiều tập đoàn, kênh phân phối bán lẻ/bán buôn cũng đang đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa, đảm bảo nguồn cung bền vững và lựa chọn Việt Nam là địa điểm chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu của họ.
Viet Nam International Sourcing 2024 không chỉ là sự kiện thúc đẩy xuất khẩu, phát triển thị trường quan trọng mà còn là nơi gặp gỡ giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm của các doanh nghiệp. Ban tổ chức hy vọng tại sự kiện, nhiều thỏa thuận, giao dịch thương mại sẽ được ký kết thành công, các đơn vị tham dự sẽ gặp gỡ được nhiều đối tác, khách hàng và có thêm nhiều ý tưởng kinh doanh được gợi mở sau các hội thảo, hoạt động kết nối giao thương. Sự kiện hứa hẹn thu hút 10.000 lượt khách tham quan, giao dịch với 300 đoàn quốc tế đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ban tổ chức cũng phối hợp với các Sở Công thương để đưa các đoàn thu mua về khảo sát doanh nghiệp tại một số địa phương.
Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp
-
Hiện nay, Việt Nam và Đức đều là những đối tác quan trọng của nhau trong nhiều lĩnh vực, hai bên đã ký kết nhiều hiệp định thương mại nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác về kinh tế như Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư … phía Đức luôn đánh giá cao vị thế và vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
-
Xuất khẩu ớt trong tháng 3 đạt 1.523 tấn với trị giá 4,2 triệu USD, tăng mạnh 72,3% so với tháng 2/2024.Trung Quốc nhập khẩu 1.339 tấn, chiếm gần 88% sản lượng.
-
Hai tháng đầu năm 2024, nhập khẩu tôm vào Trung Quốc tăng cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm trước, nhưng giá trung bình vẫn giảm.
-
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, hết quý I/2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 944.930 tấn, giá trị lên tới 430,44 triệu USD, tuy giảm 3,3% về lượng nhưng tăng 15,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái; giá xuất khẩu bình quân của nhóm hàng này đạt 455,5 USD/tấn, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2023.