Chưa thể đánh giá hết các hệ quả của dịch bệnh đối với kinh tế toàn cầu
25/02/2020 16:25
Hiện chưa thể đánh giá hết các hệ quả của dịch bệnh đối với kinh tế toàn cầu do dịch bệnh chưa có dấu hiệu dừng lại. Tuy nhiên, nhiều định chế tài chính lớn bước đầu đã đưa ra một số đánh giá sơ bộ. Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) tuần qua nhận định, tác động của dịch sẽ theo hình chữ V, với hoạt động kinh tế tại Trung Quốc sẽ phục hồi mạnh sau giai đoạn giảm sút mạnh, có nghĩa tác động của dịch bệnh đến kinh tế toàn cầu có thể nhẹ. IMF dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6% trong năm 2020, so với mức 10% năm 2003. Trong khi đó, Ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs nhận định, dịch Covid-19 sẽ tác động “vừa phải” đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu, kéo GDP trung bình toàn cầu năm 2020 sẽ giảm khoảng 0,1 - 0,2%.
Tại Trung Quốc, hoạt động kinh doanh tại một số khu vực dự kiến sẽ tiếp tục bị đình trệ bởi dịch Covid-19 và chưa rõ đến khi nào các hoạt động mới thực sự quay trở lại bình thường. Dịch bệnh đã có tác động bước đầu đến kinh tế Trung Quốc khi số liệu công bố trong tuần qua cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng ở nước này trong tháng 1/2020 tăng mạnh 5,4%, cao hơn 0,9% so với tháng 12/2019, đánh dấu mức tăng cao nhất trong 8 năm qua của CPI tại Trung Quốc. Trong đó, giá thực phẩm tăng hơn 20,6% so với cùng kỳ năm 2019 và tăng 3,2% so với tháng 12/2019, góp vào mức tăng chung 4,1%. Dự báo, chỉ số CPI của Trung Quốc sẽ tăng mạnh vào tháng 2/2020 trong bối cảnh dịch bệnh chưa có dấu hiệu giảm, chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt đoạn vì dịch bệnh trong khi nguồn cung thịt lợn càng trở nên khan hiếm.
Chi tiết bản tin Quý độc giả xem tại đây;
Tại Trung Quốc, hoạt động kinh doanh tại một số khu vực dự kiến sẽ tiếp tục bị đình trệ bởi dịch Covid-19 và chưa rõ đến khi nào các hoạt động mới thực sự quay trở lại bình thường. Dịch bệnh đã có tác động bước đầu đến kinh tế Trung Quốc khi số liệu công bố trong tuần qua cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng ở nước này trong tháng 1/2020 tăng mạnh 5,4%, cao hơn 0,9% so với tháng 12/2019, đánh dấu mức tăng cao nhất trong 8 năm qua của CPI tại Trung Quốc. Trong đó, giá thực phẩm tăng hơn 20,6% so với cùng kỳ năm 2019 và tăng 3,2% so với tháng 12/2019, góp vào mức tăng chung 4,1%. Dự báo, chỉ số CPI của Trung Quốc sẽ tăng mạnh vào tháng 2/2020 trong bối cảnh dịch bệnh chưa có dấu hiệu giảm, chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt đoạn vì dịch bệnh trong khi nguồn cung thịt lợn càng trở nên khan hiếm.
Chi tiết bản tin Quý độc giả xem tại đây;
Phòng TTXNK
Tin cũ hơn
-
Do ảnh hưởng bởi dịch cúm viêm phổi cấp do chủng virus mới corona, ngành du lịch, vận tải, người trồng và doanh nghiệp xuất khẩu trái cây gặp nhiều khó khăn, gây thiệt hại về kinh tế. Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
-
Tác động thực sự của coronavirus đối với ngành dệt may toàn cầu vẫn chưa đến, bởi vì nguồn cung ứng từ Trung Quốc luôn chậm trong tháng 1 và đầu tháng 2 do nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài.
-
kinh tế Mỹ tiếp tục cho thấy vai trò là động lực tăng trưởng của kinh tế toàn cầu với những diễn biến tích cực trong hoạt động sản xuất và thị trường lao động.
-
Năm 2020, nhập khẩu thép dây vào Việt Nam sẽ có nhiều biến động, đặc biệt trong quý đầu năm do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp (nCoV) đang diễn ra trên nhiều nước và cũng là thời điểm việc áp thuế nhập khẩu thép dây hết hiệu lực