Chính thức mở đường chuyên dụng tại cửa khẩu Hữu Nghị nối với Trung Quốc
Ngày 27/5/2024, UBND tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam và Chính quyền nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc tổ chức Lễ công bố mở chính thức đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1088/2-1089 và một số lối thông quan thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
Đây là sự kiện kinh tế quan trọng, tạo thêm điều kiện để hai bên tăng cường giao lưu nhân dân, mở rộng hợp tác về du lịch, thúc đẩy triển khai thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh; tiếp tục duy trì hoạt động giao thương ổn định qua các cửa khẩu, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; tiếp tục phát huy vai trò là cầu nối, cửa ngõ giao thương trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc.
Ấn nút chính thức vận hành các lối thông quan, đường chuyên dụng thuộc cặp Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan - Ảnh: VnEconomy
Ông Dương Xuân Huyên - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn - cho biết, Lạng Sơn đánh giá cao sự nỗ lực hợp tác tích cực, toàn diện giữa hai Tỉnh - Khu trong thời gian qua và cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đã luôn ủng hộ, thúc đẩy các nội dung phối hợp với tỉnh Lạng Sơn để cùng tổ chức thành công sự kiện này.
Theo số liệu thống kê từ Cục Hải quan Lạng Sơn cho thấy, từ đầu năm đến 15/5, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn của tất cả các loại hình xuất nhập khẩu đạt trên 20,1 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu mở tờ khai tại Cục Hải quan Lạng Sơn đạt trên 1,8 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 733,96 triệu USD, tăng 12,3% và nhập khẩu đạt trên 1 tỷ USD, tăng 46,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá sôi động đã đưa kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 4 tháng đầu năm đạt 17,7 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương kim ngạch tăng thêm 1,74 tỷ USD). Với kết quả trên, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 2 của Việt Nam (sau thị trường Hoa Kỳ). Đáng chú ý, hết tháng 4 đã có 5 nhóm hàng xuất khẩu của nước ta sang quốc gia láng giềng này đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, tăng 3 nhóm so với cùng kỳ 2023.
Tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, mỗi ngày Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị tiếp nhận và giải quyết thủ tục thông quan gần 1.000 xe hàng xuất nhập khẩu, trong đó xuất khẩu khoảng 669 xe và nhập khẩu khoảng 327. Tính riêng số phương tiện chở hàng nông sản, trái cây tươi xuất khẩu mỗi ngày qua cửa khẩu này đạt 248 xe. Chủ yếu là sầu riêng, thanh long, mít, bưởi, vải thiều…
Thời gian tới, để phát huy hơn nữa vai trò cửa khẩu trên bộ lớn nhất giữa Việt Nam - Trung Quốc của cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, tạo tiền đề thuận lợi trong triển khai hiệu quả mô hình cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120, 1088/2-1089 thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc), tỉnh Lạng Sơn mong muốn hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tăng cường trao đổi, cùng báo cáo cấp có thẩm quyền phê chuẩn để các lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan được hưởng đầy đủ tính chất, công năng của cửa khẩu quốc tế.
Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp
-
Để công tác điều hành xuất khẩu gạo đảm bảo mục tiêu tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa, phản ứng linh hoạt, kịp thời trong tình hình thị trường có nhiều biến động, hướng đến phát triển ngành lúa gạo bền vững, nâng cao thu nhập cho người nông dân, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 5/8/2023 về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 2/3/2024 về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới.
-
Chính phủ đã quyết tâm từ ban hành các chủ trương đến đốc thúc các khâu triển khai thực hiện. Tinh thần quyết liệt "chỉ bàn làm, không bàn lùi" đã tạo sự chuyển biến trong khâu triển khai thực hiện ở các bộ, ngành địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng tới các mục tiêu đã đặt ra.
-
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Công Thương đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình kế hoạch để hiện thực hoá cam kết tại COP26
-
Bộ Công Thương vừa có văn bản đề nghị tăng cường chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các quy hoạch ngành trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản.