Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 năm 2024
Sản xuất công nghiệp tháng Năm tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng tích cực hơn so với tháng trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Năm ước tính tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước.Tính chung năm tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước[1].
Ảnh minh hoạ, nguồn internet
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5/2024 ước tính tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, so với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,6%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,4%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,4%; riêng ngành khai khoáng giảm 9,4 %;
Tính chung năm tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,0%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 7,3% (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,6%), đóng góp 6,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,7% (cùng kỳ năm 2023 tăng 1,2%), đóng góp 1,1 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,3% (cùng kỳ năm 2023 tăng 5,9%), đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 5,2% (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,4%), làm giảm 0,8 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Chỉ số sản xuất năm tháng đầu năm 2024 của một số ngành trọng điểm cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 27,4%; sản xuất thiết bị điện tăng 24,0%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 20,1%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 19,6%; sản xuất kim loại tăng 13,2%; dệt và sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí cùng tăng 12,7%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 5,8%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5,4%. Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm so với cùng kỳ năm trước: Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 11,9%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 11,0%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 5,1%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 1,7%; khai thác than cứng và than non giảm 1,3%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 55 địa phương và giảm ở 8 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao[2]. Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm[3]
[1] Tốc độ tăng chỉ số IIP tháng 5/2024 so với tháng trước của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn là: Quảng Ngãi tăng 86,3%; Bắc Ninh tăng 13,1%; Đồng Nai tăng 1,9%; Hà Nội tăng 1,8%; Bình Dương tăng 1,3%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 1,1%.
[2] Tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp năm tháng đầu năm các năm 2020-2024 so với cùng kỳ năm trước lần lượt là: 1,7%; 10,0%; 8,1%; -2,0%; 6,8%.
[3] Địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm tháng đầu năm 2024 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Phú Thọ tăng 31,2%; Bắc Giang tăng 24,9%; Bình Phước tăng 14,8%; Hải Phòng tăng 14,4%. Địa phương có chỉ số sản xuất của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao: Khánh Hòa gấp 5,4 lần; Trà Vinh tăng 95,9%; Thanh Hóa tăng 33,3%; Hải Dương tăng 21,1%.
[4] Địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm tháng đầu năm 2024 tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước: Hà Tĩnh giảm 9,0%; Cà Mau giảm 2,5%; Hà Giang tăng 0,4%; Bắc Ninh tăng 0,05%. Các địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện năm tháng đầu năm 2024 giảm so với cùng kỳ năm trước: Sơn La giảm 40,1%; Hòa Bình giảm 27,7%; Quảng Ngãi giảm 19,9%; Gia Lai giảm 4,1%.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Link nguồn
-
Từ ngày 6 – 8/6/2024, sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024” (Viet Nam International Sourcing 2024) đã diễn ra tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn (SECC), do Bộ Công Thương phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh đồng tổ chức. Chuỗi sự kiện là hoạt động nhằm tích cực triển khai Đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1415/QĐ-TTg ngày 14/11/2022.
-
Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho biết, ngày 12/6, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng Công báo Quy định số 2024/1662 ký ngày 11/6/2024 về rà soát áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ các nước thứ 3 vào thi trường EU theo quy định 2019/1973.
-
Ngày 07/06/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Xu hướng thị trường và cơ hội xuất khẩu nông sản, thực phẩm chế biến Việt Nam vào các hệ thống phân phối quốc tế”.
-
Tiếp nối đà phục hồi từ cuối năm 2023, trong 5 tháng đầu năm 2024 cả 3 lĩnh vực chính của ngành Công Thương (gồm sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và thị trường trong nước) đồng thời cho thấy kết quả rất khả quan, đóng góp tích cực đối với kết quả tăng trưởng của cả nền kinh tế.