VITIC
Thị trường thế giới

Chỉ số giá hàng hoá tăng 6% trong quý I

01/04/2024 14:13

- Xem thêm xuất nhập khẩu Nông sản tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Gạo tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Phân bón tại đây;
- Xem th
êm xuất nhập khẩu Sắt thép tại đây;

- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt Xăng dầu tại đây;
-
Xem thêm
thị trường logistics và quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam và thế giới tháng 01 năm 2024: diễn biến và dự báo tại đây;



Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa tuần giao dịch cuối cùng của tháng 3 (25 -29/3), lực mua hoàn toàn áp đảo đối với 3 trên 4 nhóm hàng hoá nguyên liệu đang được giao dịch liên thông thế giới tại MXV, bao gồm Công nghiệp, Năng lượng và Nông sản; hỗ trợ chỉ số MXV-Index tiếp tục tăng 1,08% lên 2.237 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở trung bình đạt gần 5.700 tỷ đồng mỗi ngày, thấp hơn 15% so với tuần trước đó.

Như vậy, kết thúc quý I năm nay, chỉ số hàng hoá này đã tăng tới gần 6% so với ngày đầu năm, cho thấy xu hướng tăng giá của nhiều mặt hàng quan trọng. Trong đó, ca cao tiếp tục là mặt hàng dẫn dắt xu hướng thị trường khi đóng cửa tăng 9,25%, thiết lập đỉnh lịch sử mới. Giá cà phê và đường duy trì đà tăng mạnh trong suốt tháng 3, chốt tuần với mức tăng 2 – 3%. Giá dầu cũng đã lên mức cao nhất trong vòng 5 tháng sau tuần tăng mạnh vừa qua.

Giá ca cao tăng 128% trong quý I, giá cà phê tiếp tục tăng mạnh

Kết thúc tuần qua, giá ca cao tạo đỉnh lịch sử mới tại mức 9.766 USD/tấn, sau khi bật tăng 9,25%. So với đầu năm nay, giá ca cao hiện đã tăng tới 128%. MXV cho biết, thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng tại các nước sản xuất chính tiếp tục là yếu tố chính thúc đẩy lực mua mạnh mẽ đối với ca cao.  

Theo Chính phủ Bờ Biển Ngà, tính từ đầu vụ đến ngày 24/3, lượng ca cao vận chuyển đến các cảng tại nước này đã giảm 28% so với cùng kỳ vụ trước, đạt 1,28 triệu tấn. Cùng với đó, sản lượng ca cao niên vụ 23/24 của Bờ Biển Ngà ước tính giảm 21,5%, xuống 1,75 triệu tấn. 

Ngoài ra, Commerzbank cho biết, một số vùng trồng ca cao ở Châu Phi đang bị ảnh hưởng bởi việc khai thác vàng trái phép. Điều này càng khiến tình hình lo ngại thiếu hụt nguồn cung trên thị trường trở nên trầm trọng hơn. 

Trong một diễn biến đáng chú ý khác, giá hai mặt hàng cà phê tăng lần lượt 3,60% đối với giá Robusta và 2,16% đối với giá Arabica. Tình hình khan hàng tại Việt Nam tiếp tục là động lực tăng chính của giá Robusta. 

Hiệp hội Cà phê Việt Nam (Vicofa) cho biết, lượng cà phê xuất đi trong niên vụ 23/24 của nước ta ước tính giảm 20% so với niên vụ trước, xuống còn 1,336 triệu tấn. Thời tiết khô hạn là nguyên nhân chính khiến sản lượng tại quốc gia xuất khẩu Robusta hàng đầu thế giới sụt giảm.  

Đối với Arabica, bên cạnh lực kéo từ giá Robusta, tồn kho cà phê ở mức thấp tại các thị trường tiêu thụ chính đã hỗ trợ giá tăng. Chốt ngày 28/3, tổng số Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE - US đạt 595.209 bao, giảm 20,41% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù liên tục được củng cố trong suốt 2 tháng qua, nhưng xét về dài hạn, con số này vẫn chưa thể thoát khỏi vùng thấp lịch sử. 

Cùng với đó, theo Liên đoàn Cà phê Châu Âu (ECF), tổng số cà phê đang lưu trữ tại các cảng tính đến hết tháng 2/2024 chạm mức 401,77 tấn, thấp nhất kể từ tháng 8/2019. 

Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong cuối tuần trước (ngày 30/3), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ hồi phục nhẹ sau ngày điều chỉnh giảm mạnh trước đó. Theo đó, giá thu mua cà phê trong nước dao động trong khoảng 98.100 -98.600 đồng/kg, mức giá cao chưa từng có trong tiền lệ của thị trường cà phê Việt Nam. MXV nhận định, vẫn còn dư địa để giá cà phê nội địa chinh phục mức đỉnh mới 100.000 đồng/kg, cho đến khi nguồn cung Robusta mới từ Indonesia và Brazil được đẩy ra thị trường.

Dầu thô tăng 16% trong quý I

Đóng cửa tuần, giá dầu WTI tăng 3,15% lên mức 83,17 USD/thùng. Dầu Brent tăng 2,56% lên 87 USD/thùng. Sau 3 tháng tăng giá liên tiếp, dầu thô hiện đã lên mức cao nhất trong vòng 5 tháng trở lại đây. Đồng thời, mặt hàng này cũng đạt mức tăng giá 16% trong quý I. Theo MXV, đây được coi là dấu hiệu mới nhất cho thấy việc hạn chế sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh (OPEC+) đang kiềm chế nguồn cung toàn cầu.  

Liên minh OPEC+ đã gia hạn việc cắt giảm nguồn cung khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày cho đến cuối tháng 6, củng cố kỳ vọng rằng dự trữ toàn cầu sẽ thu hẹp. Bên cạnh đó, giá cả cũng được hỗ trợ bởi một số căng thẳng địa chính trị và tăng trưởng nhu cầu trên toàn thế giới trong tuần qua. 

Trong tháng 3 vừa qua, ít nhất 7 nhà máy lọc dầu của Nga đã bị máy bay không người lái từ phía Ukraine tấn công, ảnh hưởng tới khoảng 12% tổng công suất chế biến dầu của Nga. Điều này khiến cho nguồn cung dầu thô trở nên cạnh tranh hơn, kéo theo lực mua mạnh mẽ trên thị trường. 

Tại Mỹ, trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt, giá xăng được dự báo có thể tăng lên mức cao nhất kể từ mùa hè năm 2022, lên 4 USD/gallon, theo Hiệp hội Ô tô Mỹ AAA.

Mặt khác, tăng trưởng kinh tế Mỹ cho thấy các tín hiệu tiếp tục ở mức tích cực, làm giảm nguy cơ suy thoái, ủng hộ cho triển vọng tiêu thụ dầu mỏ trong tương lai. Cụ thể, sau hai lần điều chỉnh, số liệu chính thức của Cục Phân tích Kinh tế Mỹ cho thấy tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý IV/2023 của Mỹ tăng 3,4% so với quý trước, cao hơn so với số liệu được công bố trong hai báo cáo sơ bộ trước đó. 

Trong khi đó, sản lượng dầu thô của Mỹ cũng có xu hướng sụt giảm, để lại khoảng trống nguồn cung cho thị trường. Theo Cơ quan Quản lý Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng dầu thô của Mỹ giảm trong tháng 1 xuống 12,5 triệu thùng/ngày, giảm 6% so với mức cao kỷ lục trong tháng 12 do thời tiết băng giá làm gián đoạn hoạt động khai thác. 

MXV cho biết, trong tuần này, trọng tâm thị trường sẽ hướng về cuộc họp trực tuyến của các Bộ trưởng OPEC+ diễn ra vào chiều tối ngày 3/4 theo giờ Việt Nam, nhằm đánh giá lại chính sách sản lượng của nhóm và thảo luận về kế hoạch trong tương lai.

 

Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Link nguồn

Tin cũ hơn
  • Nhật Bản muốn hợp tác gia công xuất khẩu thuỷ sản với Việt Nam
    Trong khuôn khổ Sự kiện kết nối kinh doanh lĩnh vực thuỷ hải sản Nhật Bản tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thuỷ sản Nhật Bản (MAFF) phối hợp cùng Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức vào ngày 14/3/2024 vừa qua, đại diện MAFF cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản muốn hợp tác gia công sản phẩm thuỷ sản với phía doanh nghiệp Việt Nam để xuất khẩu sang các thị trường khác như Mỹ, ASEAN…
  • Hợp tác kinh tế, thương mại tiếp tục là điểm sáng trong mối quan hệ song phương Việt Nam – Thái Lan
    Trong những năm qua, Việt Nam và Thái Lan đã không ngừng nỗ lực để cùng đưa mối quan hệ song phương phát triển mạnh mẽ, thực chất trên mọi lĩnh vực, trong đó có hợp tác thương mại. Đặc biệt, năm 2023 vừa qua là cột mốc quan trọng đối với quan hệ Việt Nam - Thái Lan khi hai nước kỷ niệm 10 năm đối tác chiến lược. Tính đến nay, hai nước đã ký kết nhiều hiệp định, thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực khác nhau, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương.
  • Festival quốc tế cà phê Tunisia mở ra cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê và nông sản Việt Nam
    Từ ngày 1-5/10/2024 tại Trung tâm triển lãm El Kram, thủ đô Tunis, Tunisia, Festival quốc tế cà phê Tunisia lần thứ hai sẽ chính thức được tổ chức. Festival có diện tích 1.500m2, dự kiến đón hơn 5.000 khách tham quan.
  • Lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới
    Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực bán tiếp tục áp đảo trên thị trường hàng hoá nguyên liệu thế giới ngày hôm qua (27/3). Sắc đỏ chiếm ưu thế đã kéo chỉ số hàng hoá MXV-Index giảm 0,24% xuống 2.217 điểm.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.001.204