Chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ là ngành công nghiệp có trị giá xuất khẩu cao
THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý NGÀNH SẢN PHẨM GỖ VÀ TCMN
TRONG NƯỚC:
Chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ là ngành công nghiệp có trị giá xuất khẩu cao, đóng góp vào sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của đất nước. Các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường thế giới. Những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế đã thực sự tác động, tạo thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam trong năm 2019. Sự chuyển biến về chất lượng đã mang lại thành công cho ngành gỗ Việt Nam bởi 89% kim ngạch xuất khẩu gỗ sang các thị trường có yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc. Lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu chỉ chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, cho thấy nguồn gỗ trong nước đã đáp ứng được nhu cầu về gỗ nguyên liệu cho sản xuất và chế biến gỗ xuất khẩu. Nguồn gỗ nhập khẩu đã đáp ứng được về nguồn gốc xuất xứ theo yêu cầu của nhiều nước trên thế giới.
Trong năm 2019 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt tốc tăng trưởng cao nhờ tận dụng tốt cơ hội từ các thị trường xuất khẩu chính. Đây là cơ sở để ngành gỗ của Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu trong năm 2020 đạt 12 tỷ USD.
- Theo ước tính, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 12/2019 đạt 1 tỷ USD, tăng 4,4 % so với tháng trước, tăng 19,2% so với tháng 12/2018. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 760 triệu USD, tăng 0,6% so với tháng trước, tăng 20,5% so với tháng 12/2018. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước đạt 10,52 tỷ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 7,68 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2018.
- Theo ước tính, nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ về Việt Nam trong tháng 12/2019 ước đạt 250 triệu USD, tăng 13,7% so với tháng 11/2019, so với tháng 12/2018 tăng 12,8%. Tính chung năm 2019, nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 2,552 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, nhập khẩu gỗ nguyên liệu về Việt Nam ước đạt 173 triệu USD trong tháng 12/2019, tăng 13,3% so với tháng 11/2019 và giảm 2,8% so với tháng 12/2018. Năm 2019, nhập khẩu gỗ nguyên liệu về Việt Nam ước đạt 1,96 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2018
QUỐC TẾ:
-
Thế giới: Trong 5 năm tới, thương mại đồ nội thất nhà bếp trên thế giới dự kiến sẽ tăng nhanh, trong đó tiêu thụ đạt mức cao. Dự báo, thương mại đồ nội thất nhà bếp trên toàn cầu đạt 8 tỷ USD vào năm 2023.
-
Trung Quốc: Để thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất gỗ công nghiệp của Trung Quốc, Cục Quản lý Lâm nghiệp và Đồng cỏ (SFA) đã sửa đổi phạm vi các quy định kiểm dịch đối với gỗ công nghiệp. Các quy định sửa đổi sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020.
Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ: Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586 Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:
- Mrs Huyền; 0912 077 382 ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận; 0982 198 206 (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh; 0912 253 188 (kieuanhvitic@gmail.com)
Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây;Phòng TTXNK
-
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, trong tổng kim ngạch 41,3 tỷ USD xuất khẩu nông lâm thủy sản của năm 2019, thì giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 18,5 tỷ USD, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm trước
-
Tỷ giá USD/VND giữ ổn định tuần thứ 3 liên tiếp do thị trường ngoại hối toàn cầu ổn định và nguồn cung đảm bảo nhu cầu. Mỹ và Trung Quốc đã đạt được những thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 khiến tâm lý tích cực vẫn được duy trì và hầu hết các đồng tiền trên thế giới đều ổn định sau thời gian tăng giá.
-
Đức là thị trường lớn thứ 7 về nhập khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong 11 tháng năm 2019. Theo thống kê, trong 11 tháng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới Đức đạt 122,3 triệu USD, chiếm 3,9% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong 11 tháng năm 2019 và tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2018
-
Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam ước đạt 39,3 tỷ USD, tăng 6,43% so với năm 2018, là mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thấp nhất trong nhiều năm gần đây và hoàn thành 98,71% kế hoạch xuất khẩu cả năm, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ thực hiện kế hoạch 105,42% của năm 2018.