Chanh leo Việt Nam có khả năng được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ vào năm 2025
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong tháng 11/2024 giảm 11,9% so với tháng 10/2024, nhưng vẫn tăng 23,0% so với tháng 11/2023, đạt xấp xỉ 458 triệu USD.
Chanh leo Việt Nam có khả năng được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ, ảnh minh hoạ
Tính chung 11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta đạt gần 6,62 tỷ USD, tăng 27,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả đạt được trong 11 tháng năm 2024, dự kiến cả năm kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ đạt khoảng 7,2 tỷ USD, nhờ việc đẩy mạnh xuất khẩu các loại trái cây.
Tháng 11/2024 so với tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang một số thị trường truyền thống và tiềm năng giảm, gồm: Trung Quốc, thị trường Đài Loan (Trung Quốc), Hà Lan. Ngược lại, xuất khẩu rau quả sang các thị trường Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Australia, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Nga tăng.
So với tháng 11/2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang hầu hết các thị trường truyền thống tăng, ngoại trừ thị trường Đài Loan và Hà Lan. Tính chung 11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang hầu hết các thị trường lớn tăng trưởng khả quan, ngoại trừ Hà Lan.
Như vậy, trong 11 tháng năm 2024, ngành hàng rau quả của Việt Nam nỗ lực khai thác tốt nhiều thị trường tiềm năng như: Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất…
Triển vọng xuất khẩu rau quả năm 2025 được dự báo sẽ khả quan, nhờ nhiều chủng loại trái cây của Việt Nam được cấp phép xuất khẩu vào nhiều thị trường.
Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn), Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán về biện pháp kiểm dịch thực vật với quả chanh dây tươi. Dự kiến sau khi quá trình này hoàn thành, Việt Nam sẽ có thêm sản phẩm chanh dây xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ vào năm 2025.
Khánh Huyền (VTIC) thực hiện
-
Trong năm 2024, khu vực Trung Đông đã nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với mức tăng trưởng 18%, đạt doanh thu 334 triệu USD trong 11 tháng năm 2024, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước.
-
Philippines hiện là đối tác thương mại lớn thứ 16 trên thế giới và lớn thứ 6 trong ASEAN của Việt Nam; trong khi đó Việt Nam là nhà cung ứng hàng hóa lớn thứ 9 của Philippines trên thế giới và lớn thứ 5 trong khu vực ASEAN. Hai nước Việt Nam và Philippines có thuận lợi về khoảng cách địa lý và sự tương đồng về văn hóa tiêu dùng...
-
Thị trường Hoa Kỳ ưa chuộng hầu hết các sản phẩm nhập khẩu từ thị trường Việt Nam. Trong đó riêng với nông lâm thuỷ sản, Hoa Kỳ hiện chiếm thị phần 21,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam sau 11 tháng.
-
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (Kiêm nhiệm Đan Mạch, Iceland) cho biết Thụy Điển là thị trường có tiềm năng lớn cho rau quả Việt Nam nhờ sự phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu. Nhu cầu nhập khẩu rau quả tươi của Thuỷ Điển tăng mạnh từ các nước có khí hậu ôn đới và nhiệt đới