Cảnh báo doanh nghiệp: EU tăng cường kiểm tra mức dư lượng MRL
Như Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển đã thông báo trước đây, ngày 13 tháng 5 vừa qua, EU đã ban hành Quy định (EU) 2022/741 liên quan đến chương trình phối hợp kiểm soát nhiều năm của Liên minh trong năm 2023, 2024 và 2025 để đảm bảo các sản phẩm nhập khẩu vào EU tuân thủ mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa và để đánh giá mức độ phơi nhiễm của người tiêu dùng đối với dư lượng thuốc trừ sâu trên và trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, đồng thời bãi bỏ Quy định (EU) 2021/601.
Theo đó, các quốc gia thành viên sẽ lấy và phân tích mẫu cho các tổ hợp thuốc trừ sâu được nêu trong phụ lục I của Quy định. Các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật và động vật sẽ được lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra là cam, táo, chuối, kiwi, bưởi, hành tây, cà rốt, bông cải xanh, cải bắp, đậu, ớt, gạo xát vỏ, mỡ gia cầm, sữa bò, trứng gà….
Hiện nay, không chỉ EU mà các nước Bắc Âu không thuộc EU (như Na Uy, Iceland) đang tăng cường các chương trình kiểm tra theo quy định này. Gạo là mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Bắc Âu bị kiểm tra nhiều nhất theo chương trình này. Hexaconazole và Tricyclazole thường vượt ngưỡng trong các sản phẩm vi phạm.
Ngoài việc kiểm tra tại cửa khẩu đối với các lô hàng mới, cơ quan an toàn thực phẩm của các nước sẽ lấy mẫu kiểm tra trên thị trường với các lô hàng cũ (có lô hàng được nhập khẩu từ đầu năm 2021). Nếu sản phẩm vi phạm dư lượng, doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối bắt buộc phải thông tin việc thu hồi rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, TV. Tiếp theo, các mặt hàng tương tự của doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối sẽ bị kiểm tra tại kho và doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này vào EU sẽ bị tăng tần suất kiểm tra tại cửa khẩu với các lô hàng tiếp theo.
Việc thu hồi sản phẩm vi phạm và đăng tin rộng rãi sẽ ảnh hưởng uy tín không chỉ của doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu, mà còn ảnh hưởng đến thương hiệu hàng Việt Nam.
Thương vụ xin thông báo để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá vào khu vực EU nói chung và Bắc Âu nói riêng lưu ý để tránh các rủi ro không đáng có.
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển
-
Biện pháp được thông báo là G / SPS / N / TPKM / 584 vào ngày 21 tháng 2 năm 2022, được ban hành vào ngày 29 tháng 6 năm 2022 và sẽ có hiệu lực vào ngày 01 tháng 8 năm 2022.
-
Cơ quan Thanh tra Thực phẩm Canada (CFIA) đã thông báo cho các Thành viên vào ngày 25 tháng 6 năm 2019 (G / SPS / N / CAN / 1084 / Rev.1) về cuộc tham vấn công khai về các quy định được đề xuất về ghi nhãn thực phẩm đóng gói sẵn để bán ở Canada. Do đại dịch COVID-19, CFIA đã điều chỉnh sáng kiến, hiện được gọi là Đổi mới Sản phẩm Thực phẩm
-
Cục Thực phẩm của Bộ Y tế Canada đã hoàn thành đánh giá an toàn trước khi nộp hồ sơ phụ gia thực phẩm để xin phê duyệt cho phép sử dụng acesulfame kali trong các loại nước lẩu, nước sốt khác nhau và gói nước sốt đi kèm với các sản phẩm mì ăn liền.
-
Để ngăn chặn ToBRFV xâm nhập vào Nhật Bản, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF) áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với các loại hạt giống được liệt kê trong mục 3.