Canada áp thuế CBPG thép chống ăn mòn Việt Nam với biên độ kết luận đến 91,8%
Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết ngày 20/3, Cơ quan biên phòng Canada (CBSA) thông báo kết luận sơ bộ và áp thuế tạm thời trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với thép chống ăn mòn từ một số nước, trong đó có Việt Nam.
Vụ việc này được Canada khởi xướng điều tra từ ngày 8/11/2019. Trong quá trình Canada điều tra vụ việc, các cơ quan Chính phủ Việt Nam và doanh nghiệp xuất khẩu đã phối hợp trả lời bản câu hỏi của phía Canada.
Trên cơ sở hồ sơ trả lời của Chính phủ và doanh nghiệp, Cơ quan biên phòng Canada thông báo kết luận sơ bộ rằng các doanh nghiệp Việt Nam bán giá phá sản phẩm thép chống ăn mòn sang thị trường Canada với biên độ từ 36,3% - 91,8% (mức thuế thay đổi theo từng doanh nghiệp cụ thể); Chính phủ không trợ cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu (trợ cấp dưới mức tối thiểu), do đó các doanh nghiệp không bị áp thuế chống trợ cấp.
Theo đó, Canada sẽ áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời từ ngày 20/3/2020. Kết luận cuối cùng dự kiến được đưa ra vào ngày 18/6/2020.
Theo Bộ Công Thương việc Canada không áp thuế chống trợ cấp đối với các doanh nghiệp Việt Nam đã cho thấy hiệu quả của việc phối hợp giữa Bộ Công Thương và các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh có liên quan.
Chi tiết bản tin Quý độc giả xem tại đây;
Phòng TTXTTM & ĐT
-
Bộ Công Thương ngày 20/3/2020 đã ban hành quyết định 918/QĐ-BCT về việc gia hạn áp dụng biện pháp thuế tự vệ với phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam. Văn bản có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/3/2020 đến 21/3/2023.
-
Thời gian tối đa được dừng là đến hết tháng 12/2020. Theo đó, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH tỉnh, thành phố phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố
-
Theo đó, hàng hóa bị điều tra là thép cán dẹt không hợp kim, được phủ hoặc mạ nhôm hoặc kẽm (the flat rolled product of non-alloy steel plated or coated with aluminium and zinc). Còn có tên gọi khác là thép mạ hoặc tôn mạ.
-
Từ giữa tháng 3, khi các nhà máy Trung Quốc tái khởi động, doanh nghiệp dệt may Việt Nam bắt đầu được cung cấp nguyên liệu trở lại.