Cẩm nang quản trị vốn doanh nghiệp: Pháp luật, thực tiễn và xu hướng
Một Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh làm thế nào để xác định được giá trị của mình trong mắt của khách hàng, đối tác và nhà đầu tư? Làm thế nào để lượng hóa được giá trị của doanh nghiệp trong khi giá trị này bao gồm cả các giá trị tài chính và phi tài chính? Và nhất là, làm sao để duy trì và phát triển một cách bền vững các giá trị này? Đây là những câu hỏi không mới nhưng không phải ai cũng tìm ra được lời giải cho mình, và đến nay vẫn là chìa khóa cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp dù ở bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề và quy mô nào trong nền kinh tế.
Nếu dòng vốn như mạch máu thì tổng thể doanh nghiệp được coi như cơ thể. Cần có máu để cơ thể hoạt động nhưng ngược lại cần có cơ thể để dòng máu có chỗ lưu thông và thực sự tạo ra sự sống và phát triển. Quá trình sinh trưởng đó là bản chất của tự nhiên và do đó quản trị vốn luôn phải gắn liền và là một phần của tổng thể quá trình quản trị doanh nghiệp. Việc bơm vốn vào doanh nghiệp như truyền máu vào một cơ thể, cần có sự cẩn trọng, phù hợp cả về chủng loại (nhóm máu) đến tốc độ và khối lượng, từ đó cơ thể có thể hấp thụ và nuôi dưỡng các tế bào và phát triển. Đến lượt mình, chính cơ thể lại sản sinh ra máu và tổng lượng máu lớn lên cùng với quá trình sinh trưởng theo thời gian. Ngược lại, bất kỳ sự “cong vênh” và vội vã nào cũng sẽ khiến cơ thể phải trả giá, thậm chí bằng mạng sống.
Như một nỗ lực của Viện Kinh tế và Pháp luật quốc tế và các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực quản trị vốn trong nước và quốc tế, đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình phục hồi, tái cơ cấu và phát triển, Cẩm nang “Quản trị vốn doanh nghiệp: Pháp luật, Thực tiễn và Xu hướng” hướng tới việc hệ thống hóa các quy định pháp luật liên quan và thực tiễn về quản trị vốn doanh nghiệp của Việt Nam và quốc tế; phân tích tình hình thực tiễn tại Việt Nam và đưa ra những xu hướng, khuyến nghị cho các bên liên quan nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn doanh nghiệp.
Chi tiết xem tại đây;
Nguồn: nganhhang.vn
-
Thực hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định CPTPP - chặng đường 3 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực
Với mục tiêu đưa ra bức tranh toàn cảnh về ba năm thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hoá CPTPP từ cả góc độ doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời nhận diện được các thực tế về năng lực sản xuất, hoạt động xuất nhập khẩu, cảm nhận và mong muốn cụ thể của doanh nghiệp, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương đã biên soạn cuốn sách “Thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định CPTPP -
Để giúp các doanh nghiệp tận dụng được tốt hơn các cam kết từ Hiệp định CPTPP, Bộ Công Thương đã phối hợp với Đoàn đàm phán Chính phủ về Kinh tế và Thương mại quốc tế biên soạn cẩm nang “Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP):
-
Ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong bối cảnh Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ. Số liệu thống kê trong thời gian qua đã có thấy những kết quả rất tích cực đối với ngành này kể từ khi CPTPP chính thức có hiệu lực.
-
Tự chứng nhận xuất xứ (TCNXX) là một cơ chế chứng nhận xuất xứ phổ biến và được áp dụng tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới trong những năm trở lại đây. Nhiều hiệp định thương mại tự do giữa các quốc gia trên thế giới đã đưa quy định để áp dụng cơ chế này đối với hàng hoá xuất nhập khẩu lưu thông trong khu vực mậu dịch tự do đó, nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp cũng như thúc đẩy hoạt động thương mại giữa các quốc gia.