Cải cách, đổi mới công tác kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp góp phần xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng
Theo quy định mới được ban hành trong năm 2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), từ ngày 20/3/2024 hơn 80 dòng hàng phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan sẽ bị cắt giảm so với Phụ lục II Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT.
Theo đó, các dòng hàng được cắt giảm bao gồm: 4 dòng hàng kiểm dịch động vật thủy sản thuộc nhóm 15.04 (Mỡ và dầu và các phần phân đoạn của chúng, từ cá hoặc các loài động vật có vú sống ở biển, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hóa học), gồm các mã HS: 1504.10.20, 1504.10.90, 1504.20.10, 1504.20.90 và khoảng gần 80 dòng hàng kiểm dịch thực vật. Việc cắt giảm các dòng hàng nhằm mục tiêu thực hiện theo yêu cầu các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/1/2024 của Chính phủ yêu cầu: “Tiếp tục rà soát, cắt giảm danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành. Việc rà soát, sửa đổi danh mục thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành theo hướng cắt giảm các mặt hàng có mức độ rủi ro rất thấp hoặc gần như không có rủi ro; bổ sung danh mục mặt hàng miễn, giảm kiểm tra chuyên ngành”.
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet
Ngoài ra, tại Phụ lục III Thông tư số 01/2024/TT-BNNPTNT, Bộ NN&PTNT cũng bổ sung và chuyển một số mặt hàng vào Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành sau thông quan, cụ thể bổ sung mặt hàng “máy, thiết bị dùng trong nông nghiệp” (HS 8424: Thiết bị phun dùng trong nông nghiệp) và chuyển các mặt hàng “thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm thức ăn chăn nuôi” vào Danh mục. Bên cạnh đó, các loại thức ăn chăn nuôi khác gồm “Thức ăn đậm đặc”, “Thức ăn bổ sung” vẫn thuộc danh mục hàng hóa kiểm tra nhập khẩu trước thông quan; đồng thời, bổ sung thêm 1 bảng mã số HS đối với danh mục giống cây trồng lâm nghiệp, nâng tổng số danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lên 27 bảng mã HS.
Trong những năm qua, Bộ NN&PTNT luôn xác định rõ một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành là tiếp tục đổi mới, cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành, nhờ đó đã thu được nhiều kết quả tích cực. Việc cải cách và thống nhất trong công tác kiểm tra đã hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiết kiệm được khoảng 21,6 tỷ đồng/năm; chi phí ước tính tiết kiệm được từ việc cắt giảm điều kiện kinh doanh là 46,42 tỷ đồng. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp cũng được thuận lợi và thông thoáng hơn, đóng góp quan trọng vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo đúng yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ tại các Nghị quyết 19/NQ-CP, nay là Nghị quyết 01/NQ-CP như: minh bạch trình tự, thủ tục kiểm tra chuyên ngành, căn cứ kiểm tra bằng việc quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Điều này giúp ích rất lớn cho hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong cả nước.
Quang Chiến (VITIC) tổng hợp
-
Ngày 2/3, tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội (KTXH) tháng 02 và 02 tháng năm 2024, phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia.
-
Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 219/QĐ-BCT ban hành ngày 19 tháng 1 năm 2024, ngày 16/3/2024, Tạp chí Công Thương phối hợp với Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững
-
Bộ Công Thương giao Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ và UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hoá quốc tế” (Viet Nam International Sourcing 2024) tại TP.Hồ Chí Minh từ ngày 06/06 – 08/06/2024. Đây là sự kiện có ý nghĩa trong việc thúc đẩy kết nối giữa các kênh phân phối, nhà nhập khẩu nước ngoài và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước.
-
Tại Hội nghị Bộ trưởng của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) lần thứ 13 diễn ra tại UAE, Việt Nam cam kết ủng hộ nỗ lực và các sáng kiến cải cách WTO để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.