Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc ký kết các văn kiện hợp tác quan trọng
17/10/2024 15:58
Từ ngày 12-14/10, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường có chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường chứng kiến trao Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc - Ảnh: Dương Giang - Nguồn: Tạp chí Công Thương
Nhân dịp này, ngày 13/10/2024, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trao hai văn kiện hợp tác với Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào.
Các văn kiện hợp tác bao gồm: Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng nông sản bền vững và Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác nghiên cứu các mô hình xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc.
Việc ký kết hai văn kiện hợp tác nêu trên với Bộ Thương mại Trung Quốc là cơ sở để Bộ Công Thương tiếp tục duy trì và thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đặc biệt là xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Đồng thời đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, lựa chọn mô hình hợp tác phù hợp để xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Các văn kiện hợp tác bao gồm: Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng nông sản bền vững và Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác nghiên cứu các mô hình xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc.
Việc ký kết hai văn kiện hợp tác nêu trên với Bộ Thương mại Trung Quốc là cơ sở để Bộ Công Thương tiếp tục duy trì và thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đặc biệt là xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Đồng thời đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, lựa chọn mô hình hợp tác phù hợp để xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
- Đối với Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng nông sản bền vững, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi cho biết, Bản ghi nhớ nhằm mục tiêu xây dựng môi trường ổn định, công bằng cho hợp tác kinh tế, thương mại và thương mại nông sản - thực phẩm; cùng đảm bảo chuỗi cung ứng nông sản - thực phẩm thông suốt, ổn định và an toàn giữa hai nước, trong khu vực và trên toàn cầu.
Bản ghi nhớ cũng nhằm mục tiêu thúc đẩy hình thành chuỗi liên kết cung ứng nông sản - thực phẩm; Nâng cao mức độ thuận lợi hóa thương mại nông sản - thực phẩm và các hoạt động hợp tác xúc tiến thương mại liên quan.
- Đối với Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác nghiên cứu các mô hình xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc,Vụ Thị trường châu Á - châu Phi cho rằng, đây sẽ là cơ sở để hai Bên tích cực cùng nghiên cứu các mô hình xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tế của mỗi Bên.
Bản ghi nhớ này cũng nhằm thực hiện theo nội dung lãnh đạo cấp cao hai bên đã đạt được sự đồng thuận tại Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tháng 8/2024 vừa qua trong đó có nêu hai bên tích cực nghiên cứu triển khai xây dựng thí điểm Khu hợp tác kinh tế qua biên giới.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có tình hữu nghị truyền thống lâu đời. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam coi trọng và xác định phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc là chủ trương nhất quán, lâu dài, là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Những năm gần đây, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc không ngừng được củng cố và tăng cường. Giao lưu, tiếp xúc cấp cao và các cấp diễn ra thường xuyên với hình thức linh hoạt. Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư tăng trưởng tích cực và liên tiếp đạt kỷ lục mới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhận định, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường hiện nay, việc duy trì quan hệ Việt - Trung ổn định, lành mạnh và ngày càng đi vào chiều sâu là yêu cầu khách quan, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của mỗi nước cũng như đối với hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực. Thúc đẩy và nâng cao chất lượng hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, trọng tâm là kinh tế - thương mại, đầu tư; thúc đẩy quan hệ thương mại phát triển theo hướng cân bằng hơn giữa hai nước.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có tình hữu nghị truyền thống lâu đời. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam coi trọng và xác định phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc là chủ trương nhất quán, lâu dài, là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Những năm gần đây, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc không ngừng được củng cố và tăng cường. Giao lưu, tiếp xúc cấp cao và các cấp diễn ra thường xuyên với hình thức linh hoạt. Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư tăng trưởng tích cực và liên tiếp đạt kỷ lục mới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhận định, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường hiện nay, việc duy trì quan hệ Việt - Trung ổn định, lành mạnh và ngày càng đi vào chiều sâu là yêu cầu khách quan, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của mỗi nước cũng như đối với hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực. Thúc đẩy và nâng cao chất lượng hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, trọng tâm là kinh tế - thương mại, đầu tư; thúc đẩy quan hệ thương mại phát triển theo hướng cân bằng hơn giữa hai nước.
Quang Chiến (VITIC) tổng hợp
Tin cũ hơn
-
Sáng ngày 13 tháng 10 năm 2024, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12 đến 14 tháng 10 năm 2024 của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã trao 02 văn kiện hợp tác với Bộ Trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường.
-
Căn cứ Kế hoạch số 189/KH-TT ngày 04 tháng 4 năm 2024 của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại về việc tuyển dụng viên chức sự nghiệp năm 2024, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024 cụ thể như sau:
-
Ngày Giải phóng Thủ đô 10-10-1954 là một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp ở Việt Nam, mở ra thời kỳ phát triển mới cho Thủ đô và đất nước.
-
Chiều ngày 8/10, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long có buổi làm việc với Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh tại Việt Nam về triển khai JETP.