Bộ Công Thương tiếp tục thực hiện các hoạt động tạo thuận lợi thương mại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong tình hình mới
Để giúp các doanh nghiệp tiếp tục cải thiện sản xuất-kinh doanh ứng phó với đại dịch COVID-19, Bộ Công Thương đã chủ động và chủ trì thực hiện nhiều hoạt động tạo thuận lợi thương mại trong tình hình mới như trao đổi trực tiếp với cộng đồng doanh nghiệp về tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thông quan hàng hóa tại các nước nhập khẩu…
- Với mong muốn hỗ trợ mạnh mẽ các doanh nghiệp triển khai chuyển đối số thành công, tận dụng tối đa cơ hội từ EVFTA, Bộ Công Thương đã phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam và VCCI tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá 2020. Tại Diễn đàn, Bộ Công Thương đã giải đáp các thắc mắc cũng như ghi nhận đề xuất các giải pháp để giúp cộng đồng doanh nghiệp có được điều kiện thuận lợi nhất có thể, không chỉ ở khía cạnh xuất khẩu mà còn về nhập khẩu.
Cùng với cơ hội từ EVFTA, xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số đang ngày càng trở nên phổ biến và được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2020, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai thương mại điện tử nhằm hỗ trợ xuất nhập khẩu theo cả mô hình doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B) cũng như doanh nghiệp tới người tiêu dùng (B2C).
- Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đã làm việc với Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, với 9 trong số 13 doanh nghiệp có 58 container tiêu xuất khẩu đang bị kẹt tại Nepal để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy Chính phủ Nepal nhanh chóng cho tái xuất 58 container do chi phí lưu kho, lưu bãi lớn đang gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã gửi công thư cho Bộ trưởng Công Thương và Vật tư Nepal, liên tục chỉ đạo các đơn vị chức năng trong Bộ, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ (kiêm nhiệm Nepal) phối hợp với Sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ để tác động cơ quan chức năng Nepal qua các kênh như công hàm, điện đàm trực tuyến, v.v...
Theo đó, Bộ Công Thương và Vật tư Nepal đã có văn bản yêu cầu Hải quan Nepal cho phép các công hàng đang bị mắc kẹt được tái xuất về nước theo mong muốn của các doanh nghiệp. Hải quan Nepal cũng đã có văn bản gửi tất cả các Chi cục Hải quan yêu cầu cho phép các công hàng hồ tiêu mắc kẹt được tái xuất. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang tiếp tục phối hợp với các đối tác nhập khẩu Nepal hoàn hiện chứng từ tái xuất theo quy định.
Xem bản tin tại đây;
Phòng Truyền thông
-
Chỉ số PMI ngành công nghiệp chế tạo của Ngân hàng Khối thịnh vượng chung ở Australia (The Commonwealth Bank Manufacturing PMI) đã tăng lên 54 điểm vào tháng 7 năm 2020
-
Ngày 31 tháng 7 năm 2020, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã có công văn số 812/XNK-XXHH gửi các Hiệp hội ngành hàng và thương nhân xuất khẩu để hướng dẫn về chứng từ chứng nhận xuất xứ.
-
Theo số liệu của Viện Thống kê quốc gia Chile (National Institute of Statistics Chile), sản xuất công nghiệp của Chile tháng 6 năm 2020 giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2019
-
Ngày 6/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến với chủ đề “Triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA”