Bộ Công Thương tăng cường quản lý xuất khẩu gỗ dán sang Hoa Kỳ
Ngày 8/10/2024, Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-BCT quy định về việc tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam để tái xuất sang Hoa Kỳ.
Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương thông tin, ngày 12 tháng 11 năm 2019, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 22/2019/TT-BCT quy định về việc tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam để tái xuất sang Hoa Kỳ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 4, Thông tư số 22/2019/TT-BCT có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024.
Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, Bộ Công Thương đã tiến hành tổng kết đánh giá việc thi hành Thông tư số 22/2019/TT-BCT quy định về việc tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam để tái xuất sang Hoa Kỳ.
Trên cơ sở kết quả tổng kết, đánh giá việc thi hành Thông tư số 22/2019/TT-BCT ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, ngày 08 tháng 10 năm 2024, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 17/2024/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-BCT ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về việc tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam để tái xuất sang Hoa Kỳ.
Thông tư được ban hành với mục đích tránh lỗ hổng về pháp lý khi Thông tư số 22/2019/TT-BCT hết hiệu lực; Nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng và quản lý lâm sản không chỉ đối với Việt Nam, mà còn đối với các nước trong khu vực, phù hợp với các quy định quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Đồng thời bảo vệ sản phẩm gỗ dán, doanh nghiệp sản xuất gỗ dán của Việt Nam ngay tại thị trường trong nước trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp nước ngoài, hướng tới mục tiêu xuất khẩu bền vững.
Song song với đó, tăng cường công tác quản lý xuất khẩu gỗ dán sang Hoa Kỳ, giảm thiểu nguy cơ Hoa Kỳ có thể áp dụng các biện pháp siết chặt hơn nữa đối với gỗ dán xuất khẩu của Việt Nam; Phòng tránh gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp, dẫn tới nguy cơ Hoa Kỳ điều tra, áp dụng các biện pháp siết chặt quản lý đối với gỗ dán xuất khẩu của các Doanh nghiệp tại Việt Nam, tác động tiêu cực đến sản xuất trong nước và đặc biệt làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các Doanh nghiệp; Thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ dán của Việt Nam.
Thông tư số 17/2024/TT-BCT nêu trên đã quy định thời gian hiệu lực thi hành của Thông tư số 22/2019/TT-BCT quy định về việc tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam để tái xuất sang Hoa Kỳ kể từ ngày 27 tháng 12 năm 2019 đến ngày 31 tháng 12 năm 2029.
Thông tư số 17/2024/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2024.
Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp
-
Từ ngày 30/09 đến 04/10/2024, Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Tunisia đã thực hiện chương trình công tác tại thủ đô Tunis để làm việc với các cơ quan hữu quan của nước này và phối hợp với Liên đoàn Công nghiệp, Thương mại và Thủ công Tunisia (UTICA) tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến kết nối doanh nghiệp hai bên. Ngày 3/10, Hội nghị giao thương trực tuyến được tổ chức với sự tham gia của đại diện một số bộ, ngành Tunisia và 60 doanh nghiệp hai nước.
-
Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 03/10/2024, Cục đã nhận được thông tin về việc Cục Ngoại Thương Thái Lan (Cơ quan điều tra) đăng công báo về việc khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
-
Trong quý II/2024, kinh tế Úc tăng trưởng 0,2%, là quý giảm tốc thứ 6 liên tục, và dự tính giữ nguyên mức này trong quý 3/2024. Tốc độ tăng trưởng chậm phần lớn là do chi tiêu của chính phủ tiếp tục tăng (1,4% so với 1,2% trong quý 1/2024) sau khi các phúc lợi xã hội được mở rộng. Trong khi đó, chi tiêu hộ gia đình, chiếm một nửa GDP, giảm 0,2% so với mức 0,6% của quý trước đó
-
Số liệu kinh tế vĩ mô của Canada được công bố mới nhất cho thấy, nền kinh tế Canada tiếp tục tăng trưởng chậm cho dù doanh số bán lẻ đã có tín hiệu hồi phục tích cực hơn.