Bộ Công Thương quy định về thời điểm dừng cấp C/O mẫu D cũ
C/O mẫu D theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 19/2020/TT-BCT được cấp đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2022 và được cơ quan hải quan chấp nhận trong thời hạn quy định tại Điều 15 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 10/2022/TT-BCT ngày 01/6/2022 sửa đổi Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, trong đó có quy định về thời điểm dừng cấp C/O mẫu D cũ.
Theo đó, C/O mẫu D theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 19/2020/TT-BCT (mẫu cũ) được cấp đến hết ngày 31/10/2022.
C/O mẫu D này được cơ quan hải quan chấp nhận trong thời hạn quy định tại Điều 15 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 19/2020/TT-BCT.
Trước đó, Tổng cục Hải quan Công văn 1683/TCHQ-GSQL ngày 12/5/2022 về thời gian chuyển đổi thực hiện C/O mẫu D mới.
Trong đó, hướng dẫn thực hiện thực hiện đối với C/O mẫu D (bao gồm C/O truyền qua hệ thống một cửa quốc gia (C/O điện tử) và C/O bản giấy) cụ thể như sau:
- Đối với C/O được cấp trong giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 01/5/2022 đến hết ngày 31/10/2022, cơ quan hải quan chấp nhận C/O mẫu D mẫu cũ và C/O mẫu D mới.
- Đối với C/O mẫu D được cấp kể từ ngày 01/11/2022, cơ quan hải quan chỉ chấp nhận C/O mẫu D được cấp theo mẫu mới.
Thông tư 10/2022/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 7 năm 2022.
Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.
Các nội dung hướng dẫn, thống nhất cách hiểu liên quan đến Quy tắc xuất xứ hàng hóa được các Nước thành viên thống nhất luân phiên hoặc thống nhất tại báo cáo các phiên họp của Ủy ban thực thi Hiệp định ATIGA và Tiểu ban Quy tắc xuất xứ hàng hóa ASEAN là căn cứ để các tổ chức cấp C/O và cơ quan hải quan thực hiện.
Nguồn: tapchicongthuong.vn
-
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký Thông tư số 10/2022/TT-BCT ngày 01 tháng 6 năm 2022 về việc sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 16 tháng 7 năm 2022.
-
Ngày 22 tháng 12 năm 2021 trong khuôn khổ Kỳ họp lần 5 của Ủy ban Hỗn hợp thực thi VKFTA tại Seoul, Hàn Quốc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc thay mặt Chính phủ hai nước ký Công hàm trao đổi sửa đổi Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục 3-A của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA).
-
Bộ Tài chính đề xuất thay đổi mức thuế suất MFN với mặt hàng cua ghẹ để đảm bảo phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong WTO.
-
Bộ Tài chính đã đề xuất áp dụng thống nhất mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN 3% đối với mặt hàng điệp và các loài động vật thân mềm khác thuộc họ Pectinidae.