Bộ Công Thương đưa ra 4 giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy sản xuất công nghiệp trong năm 2024
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng, số liệu sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 có những điểm sáng rất đáng ghi nhận so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể: Chỉ số PMI ngành sản xuất tăng mạnh lên 54,7 điểm trong tháng 6 (so với mức 50,3 điểm của tháng 5).
Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp sáu tháng đầu năm 2024 ước tính tăng 7,54% so với cùng kỳ năm trước; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,67% (quý I tăng 7,21%; quý II tăng 10,04%), đóng góp 2,14 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế, khẳng định vai trò dẫn dắt tăng trưởng.
Ảnh minh họa - Nguồn: Moit.gov.vn
Các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ, các chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng trong giải ngân vốn đầu tư công, triển khai các dự án công nghiệp trọng điểm đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, góp phần đưa ngành công nghiệp phục hồi tích cực trong 6 tháng đầu năm 2024.
Mặc dù đã được cải thiện nhưng nội lực của các ngành sản xuất trong nước vẫn còn yếu. Những điểm nghẽn lớn của công nghiệp trong thời gian dài vừa qua vẫn chưa được khắc phục một cách hiệu quả. Nền sản xuất vẫn phụ thuộc lớn vào các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là phụ thuộc vào khu vực FDI; giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp trong nước còn thấp; công nghiệp hỗ trợ kém phát triển; chưa có nhiều sản phẩm công nghiệp nội địa có hàm lượng công nghệ cao.
Để giải quyết những thách thức đang đặt ra, Bộ Công Thương đã đưa ra 4 giải pháp quan trọng nhằm giải quyết khó khăn, bảo đảm tăng trưởng ổn định, bền vững cho các ngành công nghiệp, cụ thể:
Thứ nhất, tiếp tục chủ động triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã được Chính phủ thông qua nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp – đặc biệt trong các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, da – giày và các ngành nền tảng như ô tô, cơ khí, thép…; thúc đẩy đưa vào vận hành các dự án sản xuất công nghiệp mới nhằm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, tạo thêm năng lực cho phát triển sản xuất và nguồn hàng cho xuất khẩu.
Thứ hai, tập trung công tác tham mưu hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, chiến lược phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên làm cơ sở cho các nguồn lực tăng trưởng mới trong các ngành công nghiệp trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các chương trình làm việc với các địa phương và các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hiện có nhằm khôi phục và phát huy đà tăng trưởng của công nghiệp tại các địa phương và vùng kinh tế trọng điểm.
Thứ tư, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục tận dụng cơ hội từ các dự án đầu tư công lớn và các chính sách khôi phục thị trường bất động sản của Chính phủ; Khuyến khích việc tăng cường mua sắm hàng hóa sản xuất trong nước, hạn chế tối đa việc sử dụng sản phẩm và nguyên liệu nhập khẩu mà trong nước đã sản xuất được; Đẩy mạnh tìm kiếm các thị trường mới cho các ngành hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da-giày, điện tử...
Quang Chiến (VITIC) tổng hợp
-
Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc giai đoạn 2022 – 2027.
-
Nghị định số 55/2024/NĐCP ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
-
Bộ Công Thương đã ban hành 04 văn bản hợp nhất
-
Nghị định số 66/2024/NĐ-CP về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang