Bộ Công Thương đẩy mạnh các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu xanh và bền vững
Sáng ngày 4/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh", với quy mô 300 đại biểu đến từ các Bộ, ngành, địa phương, các đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các hiệp hội và doanh nghiệp. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân tham dự Diễn đàn.
Bộ Công Thương đẩy mạnh các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu xanh và bền vững
Diễn đàn Xúc tiến Xuất khẩu năm 2024 tập trung thảo luận các ý tưởng, giải pháp và phương thức hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, và cải thiện chuỗi cung ứng theo tiêu chí xanh và bền vững; theo đó các hội thảo chuyên đề cho 2 nhóm ngành công nghiệp/nông nghiệp tập trung vào các nội dung: Chuyển đổi xanh gắn với chuyển đổi số; giảm phát thải và chuyển đổi năng lượng; kinh tế nông nghiệp xanh và bền vững. Chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ các doanh nghiệp đã và đang thực hiện chuyển đổi xanh.
Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, phát triển bền vững đã trở thành một xu thế của thời đại, định hướng chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Trong đó, phát triển bền vững về kinh tế được là coi là trụ cột nền tảng, là tiền đề để thực hiện phát triển về xã hội và bảo vệ môi trường. Tăng trưởng xanh và bền vững không chỉ là một xu hướng tất yếu mà đã trở thành điều kiện tiên quyết để duy trì năng lực cạnh tranh và bảo đảm sự phát triển lâu dài của các nền kinh tế. Những chính sách quan trọng như Thỏa thuận xanh châu Âu (European Green Deal), Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn (Circular Economy Action Plan) hay Chiến lược đa dạng sinh học đến năm 2030 đang có ảnh hưởng lớn đến phương thức tăng trưởng, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trên thế giới; không chỉ tập trung vào mục tiêu giảm phát thải mà còn đặt ra các tiêu chuẩn khắt khe hơn về trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường, yêu cầu các nước xuất khẩu phải thay đổi phương thức sản xuất và cách tiếp cận để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao.
Phát triển xanh, bền vững được định hướng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021- 2030 của Việt Nam; Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành ngày 01/10/2021 tại Quyết định số 1658/QĐ-TTg. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023 – 2027.
Trong những năm qua, Bộ Công Thương phối hợp với các dự án do Chính phủ Thuỵ Sĩ tổ chức Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu với chủ đề trọng tâm “Xúc tiến xuất khẩu xanh” nhằm cụ thể hóa các định hướng và mục tiêu phát triển bền vững. Đây là một trong những hoạt động chiến lược, góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, giảm phát thải carbon và nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp
-
Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về chất lượng khi xuất khẩu hạt điều vào thị trường Thuỵ Điển
Hạt điều là một trong những sản phẩm Việt Nam được thị trường Thuỵ Điển ưa chuộng, song đây cũng là thị trường có nhiều đòi hỏi về chất lượng sản phẩm. Người dân quốc gia này luôn chú trọng đến chế độ ăn lành mạnh gắn với việc bảo vệ môi trường, do vậy, các loại hạt, trong đó có hạt điều là nguồn ăn vặt lành mạnh ngày càng được tiêu thụ mạnh -
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9/2024, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng vào Việt Nam đạt gần 4,04 tỷ USD, giảm 10,99% so với tháng 8/2024 song tăng 12,62% so với tháng 9/2023; chiếm tỷ trọng 12,72% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước.
-
Hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong tháng 9/2024 vẫn ghi nhận mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước cho dù nhiều doanh nghiệp sản xuất chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9/2024,
-
Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đến các thị trường toàn cầu tăng so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, hoạt động xuất khẩu gạo với các thị trường thành viên trong nhóm CPTPP vẫn duy trì sự ổn định,