Bộ Công Thương bày tỏ quan điểm đối với kết luận sơ bộ của Ủy ban Thương mại Hàn Quốc trong vụ việc điều tra chống bán phá giá gỗ dán của Việt Nam
Ngày 29 tháng 4 năm 2020, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc (KTC) đã ban hành kết luận sơ bộ trong vụ việc điều tra chống bán phá giá gỗ dán của Việt Nam. Theo đó, KTC sơ bộ cho rằng các doanh nghiệp gỗ dán xuất khẩu của Việt Nam đang bán phá giá vào thị trường Hàn Quốc với biên độ từ 9,15 – 10,65% gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuât nội địa nước này.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Công Thương đã nghiên cứu các nội dung trong kết luận sơ bộ, phân tích và đối chiếu với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng như thực tiễn kinh nghiệm điều tra của các nước.
Ngày 25 tháng 5 năm 2020, Bộ Công Thương đã gửi bản lập luận để bày tỏ quan điểm đối với kết luận sơ bộ của KTC với các nội dung chính như sau:
Thứ nhất, Bộ Công Thương đề nghị KTC xem xét, đảm bảo nguyên đơn có đủ tư cách đại diện cho ngành sản xuất trong nước theo quy định.
Thứ hai, Bộ Công Thương đề nghị KTC xem xét, điều chỉnh phạm vi sản phẩm bị điều tra. Theo Bộ Công Thương, phạm vi sản phẩm trong vụ việc này là rất rộng, bao gồm cả sản phẩm doanh nghiệp Hàn Quốc không sản xuất. Ngoài ra, sản phẩm gỗ dán của Việt Nam không phải là sản phẩm tương tự, cạnh tranh với các mặt hàng mà các doanh nghiệp Hàn Quốc sản xuất.
Thứ ba, Bộ Công Thương đề nghị KTC xem xét lại phương pháp tính toán biên độ bán phá giá cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng như xem xét đầy đủ các chỉ số hoạt động của ngành sản xuất trong nước khi đanh giá thiệt hại.
Thứ tư, Bộ Công Thương nhấn mạnh tác động của biện pháp chống bán phá giá đối với các ngành sản xuất khác của Hàn Quốc sử dụng gỗ dán là nguyên liệu chính, mà trong đó hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bộ Công Thương đề nghị KTC cân nhắc các ý kiến của Việt Nam và hủy bỏ điều tra. Trong trường hợp KTC vẫn quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ Công Thương đề nghị KTC cân nhắc áp dụng một mức thuế hợp lý căn cứ theo các quy định của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc để giảm thiểu tác động đến các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, không gây ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa hai nước đang diễn biến tốt đẹp.
Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, các hiệp hội liên quan để theo dõi và xử lý các vấn đề phát sinh của vụ việc.
Nguồn: Moit.gov
Link nguồn
-
Đây là khẳng định của ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tại buổi Hội thảo “Hướng dẫn và giải đáp quy định về CE, FDA” do Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) và Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững Việt Nam (IDH) tổ chức, chiều 26/5.
-
Sản lượng hàng hóa qua cảng biển tăng trở lại khi dịch COVID-19 “giảm nhiệt”.
-
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký ban hành chỉ thị về việc tăng cường công tác đảm bảo nguồn cung xăng dầu và thực hiện các quy định về kinh doanh xăng dầu.
-
Nhằm tăng cường hợp tác ASEAN-Hàn Quốc trong lĩnh vực thiết kế và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các đối tác Hàn Quốc tổ chức Giải thưởng thiết kế bao bì xuất sắc năm 2020.