Biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn vi rút hại quả cà chua nâu (ToBRFV) xâm nhập vào Nhật Bản thông qua việc nhập khẩu hạt giống ký chủ của ToBRFV.
Để ngăn chặn ToBRFV xâm nhập vào Nhật Bản, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF) áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với các loại hạt giống được liệt kê trong mục 3. Biện pháp này bao gồm ba thay đổi được nhấn mạnh so với biện pháp hiện tại như được cung cấp trong mục 36 của bảng phụ lục 2-2 của sắc lệnh thực thi đạo luật bảo vệ thực vật và chi tiết các yêu cầu đối với ToBRFV:
A. Biện pháp hiện tại
Đối với hạt giống:
i. Các mẫu được lấy ngẫu nhiên từ cây bố mẹ và những cây có biểu hiện nghi ngờ được kiểm tra trong thời kỳ thu hoạch bằng phương pháp di truyền thích hợp như xét nghiệm RT-PCR và được phát hiện không nhiễm virus hại quả cà chua nâu; hoặc
ii. Hạt giống được kiểm tra trước khi xuất khẩu bằng phương pháp di truyền thích hợp như xét nghiệm RT-PCR và không nhiễm virus hại quả cà chua nâu; 4.600 hạt giống được lấy ngẫu nhiên từ một lô làm mẫu theo quy trình của Hiệp hội Kiểm nghiệm Hạt giống Quốc tế (ISTA); hoặc trường hợp số lượng hạt của lô ít hơn 46.000 hạt thì lấy 10% số hạt để khảo nghiệm; chúng được chia thành nhiều nhất 400 hạt như các mẫu phụ.
Ngoài ra, các Tổ chức Bảo vệ Thực vật Quốc gia (NPPO) của nước xuất khẩu sẽ phải khai báo như dưới đây trong cột Khai báo bổ sung Giấy chứng nhận Kiểm dịch thực vật.
"Thực hiện mục 36 của Bảng phụ lục 2-2 của Pháp lệnh Thực thi Đạo luật Bảo vệ Thực vật (Pháp lệnh MAF số 73/1950)
B. Biện pháp khẩn cấp
Đối với hạt giống:
i. Các mẫu được lấy ngẫu nhiên từ cây bố mẹ và những cây có biểu hiện nghi ngờ được kiểm tra trong thời kỳ thu hoạch bằng phương pháp di truyền thích hợp như xét nghiệm RT-PCR và được phát hiện không nhiễm virus hại quả cà chua nâu; hoặc
ii. Hạt giống được kiểm tra trước khi xuất khẩu bằng xét nghiệm RT-PCR thời gian thực sử dụng phương pháp như được mô tả trong quy trình của Liên đoàn Hạt giống Quốc tế (ISF) (2020) và không nhiễm virus hại quả cà chua nâu; 4.600 hạt giống được lấy ngẫu nhiên từ một lô làm mẫu theo quy trình của Hiệp hội Kiểm nghiệm Hạt giống Quốc tế (ISTA); hoặc trường hợp số lượng hạt của lô ít hơn 46.000 hạt thì lấy 10% số hạt để khảo nghiệm; chúng được chia thành nhiều nhất 400 hạt làm mẫu phụ.
Ngoài ra, NPPO sẽ phải khai báo như bên dưới trong cột Khai báo bổ sung Giấy chứng nhận KDTV.
i. "Thực hiện mục 36 (Phương pháp di truyền thích hợp cho cây bố mẹ) của Bảng phụ lục 2-2 của Pháp lệnh Thực thi Đạo luật Bảo vệ Thực vật (Pháp lệnh MAF số 73/1950)"
ii. "Thực hiện mục 36 (RT-PCR thời gian thực cho hạt giống) của Bảng phụ lục 2-2 của Pháp lệnh Thực thi Đạo luật Bảo vệ Thực vật (Pháp lệnh MAF số 73/1950)"
File đính kèm:
NJPN1056.pdf
Nguồn: spsvietnam.gov.vn
-
Ngày 04/7/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Israel đã ký một thỏa thuận với các đại diện giới chủ trang trại nhằm sẽ tạo thuận lợi cho việc tiến hành cải cách nông nghiệp ở quốc gia này.
-
Ngày 02 tháng 06 năm 2022, Cơ quan An toàn Thực phẩm Na Uy đã ban hành các quy định thực hiện Quy định (EU) 2021/632 về việc động vật và các sản phẩm động vật phải được kiểm tra tại một điểm kiểm soát biên giới và Quy định (EU) 2021/630 về việc các sản phẩm hỗn hợp được miễn kiểm tra tại điểm kiểm soát biên giới.
-
Cơ quan quản lý Y tế và Phúc lợi Đài Loan (MOHW) ngày 23/6/2022 đã ban hành thông báo số 1111301261 về việc sửa đổi một phần Quy định về Ghi nhãn dinh dưỡng cho sản phẩm thực phẩm đóng gói sẵn
-
Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã ban hành Danh mục các sản phẩm từ động vật không được phép nhập khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ (List of animal products restricted from import into Türkiye).