VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam nửa cuối năm 2021

06/08/2021 11:08

Báo cáo Kinh tế thế giới và Việt Nam phát hành vào tháng 7/2021 với chủ đề: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” phân tích những diễn biến và dự báo triển vọng của nền kinh tế trong bối cảnh khó khăn vì đợt dịch có quy mô và mức độ phức tạp nhất từ trước tới nay.

Những số liệu về kinh tế thế giới và các nước trong 6 tháng đầu năm, được cập nhật trong tháng 7/2021 cho thấy về cơ bản các nền kinh tiếp tục đà phục hồi từ quý IV/2020. Song song với những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, các giải pháp nhằm phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu đang trở nên cấp bách (vào giữa tháng 7/2021, Đức, Bỉ, Trung Quốc phải đối mặt với lũ lụt lịch sử trong khi nạn cháy rừng lại bùng lên tại Bắc Mỹ).

Thách thức lớn nhất với kinh tế Việt Nam trong quý III và nửa cuối năm 2021 chính là những gián đoạn và đình trệ trong sản xuất do dịch bệnh. Đây là đợt dịch có mức lan rộng và ảnh hưởng lớn nhất tới Việt Nam từ đầu năm 2020 đến nay. Khả năng khống chế dịch bệnh là điều kiện tiên quyết cho việc đạt được các mục tiêu về kinh tế-xã hội đã đặt ra cho năm 2021.

Đặc biệt, bên cạnh các phân tích về sản xuất, thương mại trong nước, xuất nhập khẩu, Báo cáo kỳ này cũng đưa ra những nhận định về xu hướng khôi phục sản xuất, dịch chuyển đầu tư; những thuận lợi, thách thức trong quá trình “Dọn tổ, đón đại bàng” và đạt mục tiêu “kép” của Việt Nam trong năm 2021.

Những nội dung đáng chú ý;

PHẦN I KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ DỰ BÁO 

I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ DỰ BÁO 

1. Tăng trưởng kinh tế và dự báo 
2. Thương mại quốc tế, thị trường hàng hóa thế giới và dự báo 
3. Tài chính, tiền tệ quốc tế và dự báo 

II. TÌNH HÌNH MỘT SỐ NỀN KINH TẾ VÀ DỰ BÁO 
1. Các nền kinh tế Châu Mỹ 
2. Các nền kinh tế Châu Âu 
3. Các nền kinh tế Châu Á 
4. Châu Đại dương 

PHẦN II KINH TẾ VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2021 VÀ DỰ BÁO 

I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM VÀ DỰ BÁO 

1. Các chỉ tiêu kinh tế chính và dự báo 
2. Tổng quan sản xuất công nghiệp và dự báo 
3. Thị trường tài chính, tiền tệ và dự báo 
4. Thương mại nội địa, thị trường hàng hóa trong nước 
5. Xuất, nhập khẩu hàng hóa 
6. Thương mại biên giới 

II. PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU MỘT SỐ NGÀNH HÀNG VÀ DỰ BÁO 
1. Cao su 
2. Thủy sản 
3. Gỗ và sản phẩm từ gỗ 
4. Than .
5. Dệt may 
6. Da giầy 
7. Sắt thép 
8. Ô tô .

Phụ lục
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HỘP

Để xem chi tiết, vui lòng tải tài liệu tại đây;

 

Nguồn: Nganhhang.vn

Tin cũ hơn
  • Xuất khẩu sản phẩm nhựa trong 7 tháng đầu năm 2021 và dự báo
    Trong năm 2020, ngành nhựa Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19, nhưng xuất khẩu sản phẩm nhựa Việt Nam vẫn tăng trưởng khá mạnh. Tiếp nối tăng trưởng trong năm 2020, trong 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu sản phẩm nhựa tăng trưởng mạnh do xuất khẩu sang thị trường lớn nhất là thị trường Mỹ tăng rất mạnh.
  • Thị trường logistics Việt Nam tháng 7, 7 tháng đầu năm 2021: phân tích và dự báo
    Trong tháng 7 năm 2021, diễn biến đợt dịch Covid-19 lần thứ tư ngày càng phức tạp khiến nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước phải thực hiện giãn cách; hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu của Việt Nam đều phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có. Trong bối cảnh đó hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hóa gặp nhiều khó khăn.
  • Được phép mở lại chợ nếu đáp ứng được các tiêu chí dưới đây
    rên quan điểm các chợ truyền thống giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung ứng hàng hóa, nhất là hàng hóa thiết yếu, chiều 5/8/2021, Bộ Công Thương có công văn gửi tới UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn bố trí địa điểm tạm thời và mở lại chợ sau thời gian tạm thời đóng cửa để phòng chống dịch Covid-19.
  • Những nông sản đang vào vụ ở Sóc Trăng cần được hỗ trợ tiêu thụ
    Nhãn, bưởi, vú sữa, xoài, cam sành và đặc biệt là lúa hè thu đang vào mùa thu hoạch ở Sóc Trăng. Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều địa phương áp dụng Chỉ thị 16 của Chính phủ, khiến cho việc vận chuyển khó khăn nên cần sự chung tay kết nối, tiêu thụ của các doanh nghiệp, nhà phân phối...
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.273.720