BÁO CÁO: Tình hình kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước (từ 4/6-18/6/2020)
TÓM TẮT
Quốc tế:
- Từ đầu tháng 6/2020 đến nay, số ca nhiễm bệnh Covid-19 trên thế giới liên tục duy trì ở mức cao chưa từng có là 120.000-140.000 người/ngày. Một số nước khi dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp, mở cửa biên giới lại phải đối mặt với nguy cơ tái bùng phát dịch.
- Chỉ số tăng trưởng thương mại hàng hóa toàn cầu đã giảm kỷ lục còn 87,6, mức thấp nhất kể từ khi chỉ số này được đưa ra vào tháng 7/2016, do nhu cầu yếu, khó khăn trong logistics và chuỗi cung ứng bị gián đoạn.
- Theo Ngân hàng thế giới, tính đến tháng 6/2020, các chính phủ trên thế giới đã chi 10 nghìn tỷ USD để đối phó với đại dịch và hỗ trợ kinh tế. Ước tính có tới 100 triệu người có thể rơi vào tình trạng nghèo đói do khủng hoảng.
- Ngày 8/6/2020, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định nền kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm nghiêm trọng 5,2% trong năm 2020.
- Trong báo cáo mới nhất phát hành vào giữa tháng 6/2020, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của châu Á trong năm 2020 do những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, đặc biệt là sự bùng phát của các ổ dịch mới ở 3 nền kinh tế Bắc Á quan trọng là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
+ Khu vực Bắc Á sẽ tăng trưởng thấp ở mức 1,3% trong năm 2020, trước khi có sự hồi phục ấn tượng 6,8% vào năm 2021.
+ Bị tác động nặng nề bởi Covid-19, kinh tế Nam Á dự báo giảm 3% trong năm 2020 nhưng sẽ tăng trở lại 4,1% vào năm 2021.
+ Nhờ khống chế dịch bệnh tốt hơn, các nền kinh tế Đông Nam Á sụt giảm nhẹ hơn (giảm 2,7%) trong năm 2020 và dự báo tăng 5,2% vào năm 2021. Trong số đó, một số nước bị ảnh hưởng lớn bởi suy giảm tiêu dùng nội địa và đầu tư sẽ có GDP giảm trong năm 2020 như Philippines (giảm 3,8%), Indonesia (giảm 1%) và Thái Lan giảm 6,5%. Riêng Việt Nam được dự báo tăng trưởng ấn tượng 4,1% nhờ sớm khống chế được dịch bệnh. Theo ADB, mặc dù dự báo này đã giảm 0,7% điểm so với dự báo được đưa ra vào tháng 4, nhưng Việt Nam vẫn là nền kinh tế có tăng trưởng dự báo cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.
+ Lạm phát của các nền kinh tế đang phát triển châu Á được dự báo ở mức 2,9% trong năm 2020, phản ánh nhu cầu thấp và giá dầu giảm. Đà giảm giá sẽ tiếp tục trong năm 2021 với lạm phát chỉ ở mức 2,4%, do nền kinh tế, đặc biệt là tiêu dùng cần nhiều thời gian để phục hồi.
- Sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tiếp tục tăng 4,4% trong tháng 5/2020 sau khi tăng 3,9% trong tháng 4/2020.Trung Quốc đang tích cực các biện pháp kích cầu và hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, đồng thời tự tin có thể khống chế để dịch bệnh không tái bùng phát trên diện rộng.
- Kinh tế Hoa Kỳ có dấu hiệu phục hồi, niềm tin tiêu dùng trong tháng 6/2020 tăng lên 78,9 điểm, so với 73,2 điểm của tháng 5/2020. Nhưng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vẫn phát đi tín hiệu sẽ duy trì lãi suất thấp trong ngắn hạn.
- Xu hướng sử dụng thực phẩm hữu cơ và gạo với hàm lượng đường thấp gia tăng tại Thái Lan và các nước khác.
Việt Nam
Sản xuất:
Sau một tháng tái khởi động lại nền kinh tế, các doanh nghiệp đã nhanh chóng bắt nhịp vào giai đoạn “bình thường mới”. Số lượng doanh nghiệp thành lập và quay trở lại hoạt động đều tăng trong tháng 5/2020.
Tuy nhiên, sẽ mất nhiều thời gian để các doanh nghiệp có thể khôi phục lại mức công suất như trước đại dịch, bởi hầu hết các doanh nghiệp (trừ nhóm ngành thiết yếu) đều bị tác động bởi Covid-19 và đến nay vẫn bị ảnh hưởng do đối tác nước ngoài đang gặp khó khăn vì dịch bệnh. Theo khảo sát của Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh- đầu tàu sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của cả nước, có tới có 85,5% doanh nghiệp trên địa bàn bị tác động bởi dịch Covid-19. Các khó khăn chủ yếu là khan hiếm nguyên liệu; các vấn đề về tài chính do gián đoạn sản xuất; thị trường tiêu thụ bị thu hẹp. Dự báo xuất khẩu vẫn khó khăn do nhu cầu thấp từ bên ngoài buộc các doanh nghiệp phải nỗ lực nghiên cứu và tìm cách kích thích, khai thác thị trường nội địa.
Thị trường trong nước:
Theo dõi của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại cho thấy các doanh nghiệp ngày càng quan tâm phát triển thị trường trong nước, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh 26,9% trong tháng 5/2020. Ở các thị trường lớn như thành phố Hồ Chí Minh, doanh thu bán lẻ hàng hóa trong 5 tháng đầu năm vẫn duy trì tăng trưởng khá 8,4% so cùng kỳ. Điều này cho thấy, một mặt sức mua và khả năng tiêu dùng trong dân còn khá và có khả năng thích nghi cao hơn với các cú sốc, mặt khác có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã ngày càng tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng thông qua chất lượng hàng hóa và chính sách hậu mãi.
Trong thời gian tới, cùng với việc EVFTA có hiệu lực, thị trường nội địa sẽ sôi động hơn với sự tham gia của nhiều dòng sản phẩm phong phú, đa dạng, chất lượng cao từ EU. Người tiêu dùng được hưởng lợi, nhưng các doanh nghiệp sản xuất và phân phối trong nước cũng sẽ có động lực để đổi mới và trụ vững trên sân nhà.
Xuất nhập khẩu:
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan trong tháng 5/2020, cả nước xuất khẩu 19,1 tỷ USD hàng hóa, tăng 9,1% so với tháng trước, trong khi nhập khẩu giảm 1,9% đạt 18,1 tỷ USD. Trong tháng 5/2020, xuất khẩu hầu hết các loại nông sản (trừ gạo) đều sụt giảm cả về lượng và trị giá, do các thị trường xuất khẩu vẫn đang bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Xuất khẩu dệt may, giày dép đã tăng trong tháng 5/2020 so với tháng trước đó.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hàng hóa của cả nước đạt 100,2 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 65,5 tỷ USD, giảm 6,5% so với 5 tháng năm 2019. Nhập khẩu đạt 96,67 tỷ USD, giảm 4,6% so với 5 tháng đầu năm 2019.
Để tham khảo báo cáo chi tiết, vui lòng liên hệ Ban biên tập theo địa chỉ (thongtincongthuong@gmail.com)
Đơn vị thực hiện:
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại
-
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2020 cả nước xuất khẩu 13,63 triệu tấn xi măng, thu về 505,33 triệu USD, giá trung bình 37,1 USD/tấn, giảm 1,4% về khối lượng, giảm 14,4% về kim ngạch và giảm 13,2% về giá so với cùng kỳ năm 2019.
-
Dự kiến tại Hội nghị "Hà Nội 2020-Hợp tác đầu tư và phát triển" tổ chức ngày 27/6 sắp tới, TP. Hà Nội sẽ dành cho các nhà đầu tư 116 dự án với tổng vốn đầu tư trên 339.000 tỷ đồng. Đến ngày 22/6, UBND Thành phố nhận được 36 đề xuất Biên bản ghi nhớ hợp tác với tổng giá trị khoảng 26,079 tỷ USD.
-
Ngày 22/06/2020, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã thông báo cấp Mã giao dịch cho hai (02) Công ty của Việt Nam được xuất khẩu sữa sang Trung Quốc, cụ thể gồm:
-
Tuần qua trái ngược với diễn biến trên thị trường thế giới, giá vàng trong nước giảm dần qua các ngày và chỉ tăng nhẹ trở lại vào ngày cuối tuần 19-6