VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

BÁO CÁO: Tình hình kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước

17/07/2020 10:52


TÓM TẮT

Quốc tế:
 
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) tiếp tục kêu gọi các nước phối hợp tạo thuận lợi hóa thương mại trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tác động tiêu cực đến hầu hết các hoạt động kinh tế và nhiều rào cản thương mại khiến quá trình phục hồi của thương mại toàn cầu trở nên khó khăn hơn.

Covid-19 tiếp tục tác động mạnh đến thị trường thực phẩm, dược phẩm và hàng PPE của Hoa Kỳ.

Tình hình số đơn đặt hàng mới trong ngành công nghiệp sản xuất của Đức được cải thiện.

Tính chung nửa đầu năm, quy mô nền kinh tế Trung Quốc đạt 45,66 nghìn tỷ Nhân dân tệ (6,53 nghìn tỷ USD) và đã giảm 1,6% so với nửa đầu năm 2019 do tác động của Covid-19.

Chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch ngân sách bổ sung lớn nhất từ ​​trước đến nay trị giá 35,1 nghìn tỷ won (29 tỷ đô la Mỹ) đã được Quốc hội thông qua vào tháng 7/2020. Trước đó, họ đã công bố các gói kích thích kinh tế trị giá 250 nghìn tỷ won (210 tỷ đô la Mỹ) để hỗ trợ tài chính cho các chủ doanh nghiệp vi mô, các công ty nhỏ và các tập đoàn lớn chịu thiệt hại từ dịch bệnh. NHTW Hàn Quốc cũng quyết định duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục là 0,5%. Xuất khẩu của Hàn Quốc vẫn giảm 2 con số trong tháng 5/2020- tháng thứ 3 liên tiếp giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng mức giảm đang có xu hướng chậm lại. Bán buôn, bán lẻ và dịch vụ khác có dấu hiệu phục hồi trong tháng 6/2020.

Chính phủ Lào đang phối hợp với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp để thiện chất lượng nông sản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc.

Việt Nam

Trong bối cảnh cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư công ngày 16/7/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, sẽ bắt đầu thực hiện điều chuyển vốn đầu tư giữa các bộ ngành, địa phương ngay từ tháng 8/2020, thay vì tháng 9 như kế hoạch trước đây để tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Một số tín hiệu phục hồi của sản xuất được ghi nhận thông qua việcnhập khẩu nhiều loại vật tư, nguyên liệu cho sản xuất đã tăng trở lại trong tháng 6/2020 (trừ bông), tuy nhiên, sản xuất trong nước nhìn chung vẫn rất khó khăn. Lượng tiền cho vay thấp hơn lượng tiền huy động cho thấy sự “cầm chừng” trong việc mở rộng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm nay thấp hơn tốc độ tăng CPI bình quân (2,81% so với 4,19%). Tỷ giá VND/USD cơ bản ổn định, sau 6 tháng chỉ tăng 0,47%, chứng tỏ lòng tin vào đồng nội tệ (VNĐ) được cải thiện.CPI các tháng tới có thể sẽ tăng mạnh hơn và bình quân cả năm nay sẽ cao hơn các con số tương ứng trong các năm 2015 - 2019 (năm 2015 tăng 0,63%, năm 2016 tăng 2,66%, năm 2017 tăng 3,53%, năm 2018 tăng 3,54%, năm 2019 tăng 2,79%), nhưng sẽ ở mức dưới 4% như Nghị quyết của Quốc hội.

Xuất khẩu:Theo số liệu công bố ngày 13/7/2020 của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng của nước ta trong tháng 6/2020 đạt 22,5 tỷ USD, tăng 17,6% so với tháng 5/2020. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu đạt 122,78 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, nếu so với các nước khác trên thế giới và tại châu Á, kết quả xuất khẩu này của Việt Nam khá ấn tượng (Xuất khẩu của Hàn Quốc giảm liên tục 2 con số trong các tháng của quý 2/2020, giảm 10,9% trong tháng 6/2020; xuất khẩu của Trung Quốc tăng nhẹ trở lại 4,3% trong tháng 6 nhưng tính chung nửa đầu năm 2020 vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước).

Xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI bị tác động mạnh hơn so với khối doanh nghiệp trong nước, đạt 79,71 tỷ USD, giảm 5,6% so với 6 tháng đầu năm 2019. Như vậy tỷ trọng của khối doanh nghiệp FDI đã giảm xuống còn 64,9% trong tháng đầu năm nay. Sự sụt giảm này được bù đắp bởi tăng trưởng xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước, giúp xuất khẩu vẫn 0,2%.

Nhập khẩu hàng hóa theo công bố của Tổng cục Hải quan đạt 20,7 tỷ USD trong tháng 6/2020, tăng 14% so với tháng 5/2020. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, đạt 117,32, giảm 2,9% so với 6 tháng đầu năm 2019. Nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 65,66 tỷ USD, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cán cân thương mại tiếp tục thặng dư: Tháng 6/2020, cả nước tiếp tục xuất siêu 1,8 tỷ USD. 6 tháng đầu năm 2020, xuất siêu 5,46 tỷ USD. Khối doanh nghiệp FDI xuất siêu 14,05 tỷ USD, trong khi khối doanh nghiệp trong nước vẫn nhập siêu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng để các doanh nghiệp trong nước cung ứng hàng hóa đầu vào hoặc trung gian cho các doanh nghiệp FDI cũng đã đóng góp một phần vào giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp này.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2019, vốn đầu tư của châu Âu vào Việt Nam chỉ là 27,5 tỷ USD, với 2.500 dự án. EVFTA và EVIPA được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam thu hút mạnh vốn đầu tư, tiếp cận công nghệ hiện đại, công nghệ mới, công nghệ sạch từ các nước châu Âu. Tuy nhiên, do Covid-19 ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và năng lực tài chính của cả hai phía, dòng vốn từ EU vào Việt Nam sẽ chưa thể tăng mạnh trong ngắn hạn. Theo Eurocham, các nhà đầu tư châu Âu đang quan tâm đến 3 nhân tố chủ chốt của Việt Nam là cải thiện kết cấu hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực và môi trường đầu tư, kinh doanh. Đây sẽ là các điều kiện quan trọng để thu hút dòng vốn dịch chuyển từ EU vào Việt Nam.

Để tham khảo báo cáo chi tiết, vui lòng liên hệ Ban biên tập theo địa chỉ (thongtincongthuong@gmail.com)
 

Đơn vị thực hiện:
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.000.241