BÁO CÁO; Thị trường Belarus
Ngày 19/10/2022, Chính phủ Belarus ban hành Nghị định “Về hệ thống điều tiết giá” No 713 theo đó quy định liên quan đến 370 mặt hàng, bao gồm thực phẩm, quần áo, giày dép, hóa chất gia dụng, đồ điện, ô tô và phụ tùng, đồ trang sức...
Thương mại song phương đã ghi nhận mức tăng trưởng cao với các mặt hàng xuất khẩu truyền thống từ Việt Nam như rau quả, thủy sản... (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Đối với nhà sản xuất, các tiêu chuẩn về lợi nhuận được thiết lập, đối với các nhà nhập khẩu, bán buôn và thương mại – xác lập ngưỡng trần giá bán. Liên quan đến hàng hóa nhập khẩu vào Belarus, Nghị định quy định thủ tục ấn định giá bán hàng tiêu dùng do nước ngoài sản xuất. Giá bán hàng tiêu dùng nhập khẩu tại thị trường trong nước được hình thành trên cơ sở giá hợp đồng, thuế hải quan, chi phí vận tải, các chi phí khác liên quan đến việc thực hiện các yêu cầu do pháp luật quy định khi
nhập khẩu hàng hóa, chi phí bảo hiểm...và mức phụ thu trần cao nhất tùy theo các loại mặt hàng từ 20% - 50% được quy định trong phần Phụ lục của Nghị định. (Giá hợp đồng quy định bằng ngoại tệ được tính lại theo t giá hối đoái chính thức của đồng rúp Belarus với ngoại tệ tương ứng, do Ngân hàng Quốc gia ấn định vào ngày nhà nhập khẩu nhận hàng). Đây cũng là biện pháp hành chính của Chính phủ Belarus nhằm điều tiết giá cả chống lạm phát nhằm một
Để xem chi tiết, vui lòng tải tài liệu tại đây;
Nguồn: Trung tâm Thông tin công nghiệp và Thương mại
-
Các nước thành viên tham gia Hiệp định RCEP là nhóm thị trường chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. RCEP là hiệp định thương mại tự do có quy mô lớn nhất mà Việt Nam tham gia.
-
Thực hiện nhiệm vụ báo cáo thông tin phục vụ công tác quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương, phòng Thông tin Xuất nhập khẩu đã phối hợp với các Cục, Vụ thuộc Bộ thực hiện các báo cáo, bản tin, đề án, nhiệm vụ khoa học công nghệ, duy trì và vận hành website, báo cáo thông tin định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương và Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại.
-
Theo số liệu thống kê sơ bộ, tháng 01 năm 2019, xuất khẩu hàng dệt, may của Việt Nam đạt 3,19 tỷ USD, giảm 3,32% so với tháng 12 năm 2018 và tăng 5,65% so với tháng 01 năm 2018.
-
Kinh tế Mexico tăng trưởng kinh tế của Mexico đã mất đà trong quý IV năm 2018 do sản lượng công nghiệp giảm, mặc dù lợi nhuận trong dịch vụ và sản xuất nông nghiệp tăng. Lạm phát tăng, niềm tin doanh nghiệp giảm. Theo IMF dự báo kinh tế Mexico sẽ tăng trưởng 2,1% năm 2019 và 2,2% trong 2020, giảm đáng kể so với con số ước tính đưa ra trước đó, do đầu tư tư nhân tại quốc gia Trung Mỹ này giảm.