BÁO CÁO: Tác động của dịch bệnh COVID-19 đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Việt Nam (tuần từ 8/2-14/2/2020)
Trong nước
Tác động đến nguồn lao động cho sản xuất, kinh doanh:
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 10/2/2020, có khoảng 97% lao động đã trở lại nơi làm việc sau Tết Nguyên đán. Nhằm ổn định tâm lý cho người lao động trong khi tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp đã triển khai các biện pháp chống dịch ngay tại công ty.
Ảnh minh hoạ, nguồn internet
Tuy nhiên, nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục kéo dài, dự báo quy mô lao động, đặc biệt lao động trong khu vực du lịch, dịch vụ, kinh doanh ăn uống và các lĩnh vực phải tổ chức sản xuất tập trung đông người (thâm dụng lao động) sẽ bị ảnh hưởng.
Về lao động từ Trung Quốc, theo Báo cáo của bộ Lao động Thương binh và xã hội ngày 13/2/2020 thì tại 63 tỉnh thành trên cả nước có tổng cộng 34.000 lao động Trung Quốc được cấp phép làm việc tại Việt Nam, trong đó nhiều nhất có Bắc Ninh (9.000 người), Hải Phòng (4.308 người) và thành phố Hồ Chí Minh (4.162 người). Trước dịp Tết Nguyên đán, có 26.000 lao động đã về Trung Quốc ăn tết. Tính đến ngày 11/2/2020 thì đã có trên 7.600 lao động trở lại Việt Nam làm việc và theo báo cáo nhanh của 41/63 tỉnh, thành phố thì hiện có 5.112 trường hợp lao động Trung Quốc đang được cách ly, theo dõi. Phần lớn số lao động Trung Quốc về quê ăn tết vẫn chưa quay lại Việt Nam do dịch bệnh COVID19
Do phần lớn lao động Trung Quốc đang làm việc cho các nhà máy, dự án của người Trung Quốc chưa trở lại nên việc quản lý và điều hành chủ yếu thực hiện qua điện thoại và mạng Internet nên các doanh nghiệp này cũng gặp khó khăn trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp. Trong thời gian chờ đợi, để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, các lao động Việt Nam tại các doanh nghiệp có lao động người Trung Quốc đang phải làm tăng ca để làm thêm công việc của lao động Trung Quốc chưa quay trở lại làm việc.
Tác động đến hoạt động thương mại:
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2020 xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ đạt khoảng 2,75 tỷ USD, giảm hơn 35% so với tháng 12/2019. Nhập khẩu từ Trung Quốc cũng giảm hơn 20%, một phần do nghỉ tết Nguyên đán, phần khác do dịch bệnh bắt đầu tác động đến giao thương giữa hai nước.
Sau thời gian nghỉ tết Nguyên đán, dịch bệnh COVID-19 đang và sẽ tác động lớn tới xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Trung Quốc và ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của các doanh nghiệp Việt. Năm 2019 xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 41,41 tỷ USD, chiếm 15,7% tổng kim ngạch xuất khẩu nước ta, trong đó tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc chiếm trên 22,2%, đạt 9,2 tỷ USD.
Nông, lâm, thủy sảnnằm trong nhóm bị tác động mạnh nhất bởi dịch COVID-19 do xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2019. Đồng thời, nhóm hàng này cũng chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta trong năm 2019. Hơn nữa do nhóm hàng này (ít qua chế biến) phần lớn được thực hiện bởi các doanh nghiệp Việt, đóng góp khoảng 20% doanh thu xuất khẩu của các DN Việt. Như vậy, khi nhóm hàng này bị ảnh hưởng, phần thu nhập của trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam nhờ xuất khẩu bị thu hẹp đáng lo ngại, đồng thời sản xuất trong nước cũng bị ảnh hưởng nặng vì lệ thuộc nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc.
Tác động đến hoạt động bán lẻ (tiêu dùng cá nhân) trong nước:
Dự báo dịch bệnh COVID-19 sẽ có tác động hai chiều, tuy nhiên tác động tiêu cực nhiều hơn.
- Tác động đến tâm lý, người dân sẽ có xu hướng tiết kiệm, hạn chế chi tiêu, làm ảnh hưởng đến sức mua, khiến tiêu dùng cá nhân sẽ giảm trong ngắn hạn.
- Các lễ, hội, hoạt động du lịch bị dừng tổ chức hoặc thu hẹp quy mô, đặc biệt là sau dịp Tết; trong đó có nhiều lễ hội thu hút hàng triệu khách du lịch. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến một số ngành nghề dịch vụ, kinh doanh phục vụ trực tiếp lễ hội (ăn uống, vận tải, du lịch, lữ hành…v.v), từ đó ảnh hưởng đến lĩnh vực bán lẻ và tiêu dùng dịch vụ.
Tác động tới lạm phát
Sự lây lan của dịch COVID-19 có thể khiến giá dầu giảm trong thời gian tớinên lạm phát có thể sẽ tăng thấp hơn trong tháng 02/2020. Các ngân hàngthương mại quốc doanh có khả năng giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn đối với các doanh nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro đối với nền kinh tế.Bên cạnh đó, giá thịt lợn hơi đã giảm từ giữa tháng 01/2020 sau các biện pháp bình ổn giá của Chính phủ. Dịch tả lợn Châu Phi được sẽ được kiểm soát cùng với đó là nguồn cung đang tăng dần; do đó, lạm phát giá thực phẩm có thể sẽ hạ nhiệt từ quý II/2020.
Chi tiết báo cáo quý độc giả liên hệ ban biên tập;
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại
-
Trong tháng 5/2020, tỷ giá trung tâm của NHNN nhìn chung không có nhiều biến động dù trên thế giới đồng USD chịu tác động mạnh bởi các thông tin địa chính trị. Nhu cầu về ngoại tệ thông suốt, các ngân hàng đáp ứng đầy đủ nguồn cung. Điều này đã khiến cho thị trường ngoại hối trong nước hoạt động lành mạnh, hiệu quả, góp phần tích cực vào hoạt động mua bán xuất nhập khẩu hàng hóa được thuận lợi.
-
Theo thông tin từ Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 57/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu
-
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại số tháng 5/2020 có những nội dung chủ yếu: - Học tập tấm gương Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng và phát triển đất nước; - Giải pháp thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh trong bối cảnh mới
-
Ngày 27/5, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội tổ chức phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ Kho bạc Nhà nước phát hành