VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

BÁO CÁO: Hoạt động sản xuất, kinh doanh trước tác động của COVID-19 và các biến động trong và ngoài nước (tuần từ 14/2- 21/2/2020)

02/06/2020 16:36

Tóm tắt

Mặc dù dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nhưng sau những nỗ lực kiểm soát và thích nghi với các biến động do dịch bệnh của các quốc gia và vùng lãnh thổ, cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư toàn cầu có cơ sở để hy vọng hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ ổn định trở lại từ giữa quý II/2020. 

Qua tham khảo kinh nghiệm các nước và trên cơ sở thực tế tại Việt Nam, Trung tâm nhận thấy việc hỗ trợ tài chính nên tập trung vào hỗ trợ lãi suất cho vay phục vụ chuyển đổi phương thức vận chuyển và nguồn nguyên liệu cho sản xuất; thúc đẩy hợp tác, chia sẻ lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng để nối lại sản xuất, giao thương và giảm thiểu tổn thất cho các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tình hình chung

Quốc tế
Tác động đến tăng trưởng kinh tế
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) gần đây nhất nhận định tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2020 có nguy cơ suy giảm ở mức 0,1-0,2 điểm phần trăm do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.


Ảnh minh hoạ

Ngày 16/02/2020, hãng Moody's, đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu do dịch bệnh tại Trung Quốc và các vấn đề trên thị trường nội địa của các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Mexico và Nam Phi. Các nền kinh tế G-20 dự báo sẽ tăng trưởng 2,4% vào năm 2020. Trong khi đó, tăng trưởng của Trung Quốc được hạ xuống còn 5,2%.Dự báo này dựa trên giả định rằng COVID-19 được hạn chế vào cuối quý I/2020 và hoạt động kinh tế được khôi phục bình thường vào quý II/2020.

Tuy nhiên, thông tin từ truyền thông quốc tế cho thấy những tín hiệu lạc quan hơn. Theo đó, sau những nỗ lực kiểm soát và thích nghi với các biến động do dịch bệnh của các quốc gia và vùng lãnh thổ, kịch bản dịch bệnh COVID-19 có thể kiểm soát được trong quý II/2020 đang dần có ưu thế hơn so với các dự báo bi quan trước đó, giúp cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư toàn cầu có cơ sở để hy vọng hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ ổn định trở lại từ giữa quý II/2020. 

Tác động đến chuỗi cung ứng quốc tếvà các doanh nghiệp trên thế giới:
Theo báo cáo của công ty nghiên cứu kinh doanh toàn cầu Dun & Bradstreet ít nhất 51.000 công ty trên toàn thế giới, trong đó có 163 công ty trong nhóm Fortune 1000, có một hoặc nhiều nhà cung cấp trực tiếp hoặc cấp 1 ở trong khu vực bị ảnh hưởng. Có 5 triệu công ty, với 938 công ty trong Fortune 1000, có một hoặc nhiều nhà cung cấp cấp 2 đang trong vùng dịch. 5 lĩnh vực chính, chiếm hơn 80% doanh nghiệp ở các tỉnh bị ảnh hưởng của Trung Quốc gồm dịch vụ, thương mại bán buôn, sản xuất, bán lẻ và dịch vụ tài chính.

Tuy nhiên, với việc Chính phủ và Ngân hàng Trung ương nhiều nước đã triển khai hoặc có kế hoạch đưa ra các gói kích thích tăng trưởng, cũng như khả năng thích nghi dần của cộng đồng doanh nghiệp thế giới với các biến động sau gần một tháng hoang mang vì dịch bệnh đã giúp một số chuỗi cung ứng vận hành trở lại. Đặc biệt, một số nhà máy, công xưởng tại Trung Quốc sau khi áp dụng các biện pháp kiểm dịch đã dần hoạt động, mặc dù công suất vẫn còn thấp. Những sáng kiến về trung chuyển, kiểm dịch tại biên giới cũng giúp hoạt động thông thương thoát nguy cơ bị tê liệt hoàn toàn. Một số tập đoàn toàn cầu có tiềm lực tài chính mạnh như Samsung đã kịp thời ứng phó bằng các hỗ trợ tài chính cho các nhà cung ứng cấp (vendor) tại các vùng bị ảnh hưởng cũng như chuyển sang vận chuyển hàng không khi đường bộ và cảng biển bị ảnh hưởng. Ví dụ này cho thấy tại hầu hết các chuỗi cung ứng, các tác nhân nhỏ, tiềm lực vốn yếu sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất và cần sự hỗ trợ của những doanh nghiệp dẫn dắt chuỗi để ứng phó với những biến cố có khả năng tác động lan truyền như COVID-19.

Thị trường hàng hóa thế giới:
Thị trường hàng hóa, nhất là những mặt hàng tươi sống như thủy sản, rau quả… bị ảnh hưởng trong ngắn hạn do xuất khẩu sang Trung Quốc bị gián đoạn bởi do dịch bệnh COVID-19 dẫn tới việc Trung Quốc kiểm soát chặt việc nhập khẩu qua đường biên giới; nhu cầu ở Trung Quốc sụt giảm vì các doanh nghiệp, trường học…đóng cửa nhiều ngày; ngành thương mại vận chuyển trên toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều hãng vận tải tạm dừng đơn hàng, thiếu hụt nhân lực làm việc bốc dỡ hàng ở cảng bị chậm trễ.

Giá hàng hóa nguyên liệu có xu hướng tăng trở lại trong tuần qua vì các nhà đầu tư cho rằng ảnh hưởng từ dịch bệnh đến kinh tế Trung Quốc chỉ tạm thời và nhu cầu sẽ nhanh chóng hồi phục trở lại.

Chi tiết báo cáo quý độc giả liên hệ ban biên tập;
 

Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại



 

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.096.457