Báo cáo “Cung cấp thông tin về tình hình, chính sách, cơ hội hợp tác trong sản xuất công nghiệp, đầu tư, giao thương, chuyển giao công nghệ từ Peru và Chile”
Tính đến hết tháng 8/2020, Brazil, Mexico, Peru, Colombia và Chile có số người tử vong vì Covid-19 cao nhất trong khu vực châu Mỹ La tinh. Peru có tỷ lệ người chết trên tổng dân số trong khu vực, tiếp theo là Chile, Brazil, Mexico và Panama. Ngân hàng Phát triển Châu Mỹ Latinh (Development Bank of Latin America), tính đến tháng 7 năm 2020, đang cung cấp hỗ trợ tài chính 4,9 tỷ USD để giải quyết những ảnh hưởng của đại dịch trên toàn khu vực.
Peru:
Ông Walter Martos đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng mới của Peru vào ngày 6 tháng 8 năm 2020 để thay thế ông Pedro Cateriano. Tân Thủ tướng Peru Walter Martos tháng 8/2020 đã trình bày chính sách chung của Chính phủ và khẳng định Chính phủ đặt mục tiêu tăng đầu tư công lên 20% trong nửa cuối năm 2020 và 10% vào năm 2021. Đầu tư công là công cụ chính để thúc đẩy thu hẹp khoảng cách thu nhập trong nước, trong ngắn hạn biện pháp này đóng một vai trò quan trọng trong việc kích hoạt lại nền kinh tế.
Tháng 7/2020, nhập khẩu hàng hóa vào Peru giảm 23,7% so với một năm trước xuống còn 2,713 tỷ USD, chủ yếu do nhập khẩu hàng hóa tư bản giảm 26,9%, hàng tiêu dùng giảm 8,9% và hàng hóa trung gian giảm 44,4%.
Đầu tư khai thác ở Peru sẽ lên tới 4,8 tỷ USD trong năm nay và sẽ đạt 6 tỷ USD vào năm 2021. Đối với lĩnh vực khai khoáng, Chính phủ sẽ tiếp tục thúc đẩy đầu tư thông qua các cải tiến về khuôn khổ pháp lý. Trong năm 2020, đầu tư vào lĩnh vực khai thác khoáng sản dự kiến sẽ đạt mục tiêu ước tính là 4,8 tỷ USD và sau đó tăng lên thành 6 tỷ USD vào năm 2021.
Theo báo cáo của Market Research, thị trường Thực phẩm đóng gói và thiết bị đóng gói của Peru dự kiến sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh trong tương lai trung và dài hạn. Được thúc đẩy bởi điều kiện thị trường và đột phá trong tiến bộ công nghệ, lĩnh vực thiết bị đóng gói và chế biến thực phẩm cũng sẽ chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về mặt doanh số.
Về cơ hội đầu tư và thương mại sản phẩm, lĩnh vực này đang mang lại triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ cho các công ty trong nước và quốc tế.
Chile:
Sản lượng công nghiệp của Chile đã giảm 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 7 năm 2020, sau khi đã điều chỉnh tăng 2,7% trong tháng trước. Đây là lần giảm sản lượng công nghiệp thứ tư liên tiếp trong bối cảnh Covid-19. Sản lượng dịch vụ tiện ích giảm 4,7%, nhanh hơn mức giảm 0,8% trong tháng 6/2020; và tăng trưởng sản xuất khai khoáng chậm lại (tăng 1,2%). Trong khi đó, sản lượng chế tạo giảm 7,2%, ít hơn mức giảm 8,4% của tháng trước. Nếu so với tháng 6/2020, sản xuất công nghiệp tăng 0,6%.
Niềm tin kinh doanh ở Chile đã tăng lên 42,51 điểm vào tháng 8/2020 từ mức 37,80 điểm vào tháng 7/2020.
Nhập khẩu vào Chile đã giảm 22,4% so với một năm trước đó xuống còn 4,52 tỷ USD vào tháng 8 năm 2020, do lượng mua hàng tiêu dùng thấp hơn (giảm 27,2%), cụ thể là hàng lâu bền (giảm 30,5%) và hàng bán lâu bền (giảm 36,7%); tư liệu sản xuất (giảm 9,9%) và hàng hóa trung gian (giảm 24%).
Tại cuộc họp cấp bộ trưởng của Nhóm Hành động Thương mại Toàn diện (ITAG), các bộ trưởng thương mại từ Canada, Chile và New Zealand đã ký thỏa thuận hợp tác mới về thương mại và giới.
Theo báo cáo của Euromonitor phát hành năm 2020, thị trường thực phẩm đóng gói tại Chile tiếp tục có mức tăng trưởng doanh số tốt trong năm năm tới. Với cuộc sống bận rộn của người tiêu dùng, nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm tiện lợi, mang lại cơ hội phát triển cho nhiều lĩnh vực thực phẩm đóng gói tại nước này.
Để tham khảo báo cáo chi tiết, vui lòng liên hệ Ban biên tập theo địa chỉ (thongtincongthuong@gmail.com)
Đơn vị thực hiện:
Trung tâm Thông Tin Công nghiệp và Thương mại
-
Tính đến 15/10, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 248,79 tỷ USD, giảm 2,7% (tương ứng giảm tới 7,01 tỷ USD), theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
-
Theo số liệu của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (MITI), sản lượng ngành chế biến chế tạo tiếp tục được cải thiện, tuy vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019 nhưng mức giảm thấp hơn.
-
Số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết nửa đầu tháng 10/2020, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 24,65 tỉ USD, trong đó xuất khẩu đạt 12,72 tỉ USD, nhập khẩu đạt 11,92 tỉ USD.
-
Với những triển vọng tích cực vào những tháng cuối năm, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe kỳ vọng, năm 2020 xuất khẩu thủy sản có thể cán mốc 8,4 tỷ USD.