VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Báo cáo “Cung cấp thông tin về tình hình, chính sách, cơ hội hợp tác trong sản xuất công nghiệp, đầu tư, giao thương, chuyển giao công nghệ từ Nhật bản/Singapore/Malaysia/Brunei”

09/11/2020 13:23




TÓM TẮT

Nhật Bản
Theo số liệu của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (MITI), sản xuất công nghiệp của Nhật Bản trong tháng 9/2020 đã tăng 4,0% so với tháng 8/2020, trong đó sản xuất xe có động cơ tăng 10,9%. Sản xuất máy móc chuyên dụng tăng 11,1%. Ngược lại, sản xuất máy móc đa dụng giảm 8,1%. Nếu so với cùng kỳ năm 2019, sản xuất công nghiệp của Nhật Bản giảm 9,0% trong tháng 9/2020. Như vậy mặc dù vẫn ở mức thấp hơn so với với mặt bằng chung năm  2019 nhưng từ tháng 6/2020  đến nay, sản xuất công nghiệp của Nhật Bản đã có tiến triển với mức giảm thấp hơn qua từng tháng.

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) đã ban hành mới và điều chỉnh một số tiêu chuẩn công nghiệp của nước này trong tháng 10/2020. Theo  đó có 4 tiêu chuẩn công nghiệp (Japanese Industrial Standards-JIS) mới và 14 tiêu chuẩn sửa đổi. Vui lòng liên hệ Ban biên tập để có đầy đủ danh sách các JIS mới của Nhật Bản công bố trong tháng 10/2020 và các tiêu chuẩn được điều chỉnh.

Nhật Bản sẽ tập trung “xây dựng hệ thống hợp tác giữa các doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu để ứng phó với các vấn đề kỹ thuật trung và dài hạn”.
Tháng 9/2020 là tháng thứ 17 liên tiếp nhập khẩu giảm do đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến nhu cầu trong nước. Nhập khẩu thiết bị giao thông giảm 14,5%, kéo theo chủ yếu là các bộ phận của phương tiện có động cơ giảm 23,2% và máy bay giảm 20,9%. Trong khi đó, mua nhiên liệu khoáng sản giảm 38,7%, kéo theo giá xăng dầu giảm 52,5%.

Đối với một nước có dân số già như Nhật Bản, thị trường xe lăn điện dành cho người già được đánh giá là có nhiều triển vọng.
 
Singapore:
Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore, kinh tế nước này tiến triển trong quý III/2020 với GDP tăng 7,9% so với quý II/2020 (trước đó trong quý II/2020 đã giảm 13,2% so với quý đầu năm). Tuy nhiên, nếu so với quý III/2019 thì GDP đã giảm 7%.

Lĩnh vực sản xuất tăng 2% trong quý III/2020 so với cùng kỳ năm 2019 sau khi giảm 0,8% vào quý trước đó. Tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất được hỗ trợ chủ yếu bởi sản lượng điện tử và cơ khí chính xác nhờ nhu cầu của thị trường thế giới đối với chất bán dẫn và thiết bị sản xuất chất bán dẫn tăng lên. Nếu so với quý II/2020 thì sản xuất trong quý III/2020 tăng 3,9%, một kết quả cho thấy sự phục hồi rõ nét trong sản xuất, ngược lại khi lĩnh vực xây dựng và dịch vụ vẫn đang chịu tổn thất lớn hơn vì dịch bệnh Covid-19.

Mặc dù nền kinh tế Singapore cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 nhưng với môi trường kinh doanh thông thoáng và liên tục được đổi mới, vẫn có những cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu trong các lĩnh vực công nghiệp sau tại nước này, tiêu biểu như:

• Chăm sóc sức khỏe và MedTech
• Công nghệ CNTT và Kỹ thuật số
• Năng lượng và Môi trường

Hiện nay nhiều nhà đầu tư từ châu Âu và Bắc Mỹ khi quan tâm đến thị trường Việt Nam thường cân nhắc đầu tư thông qua một công ty mẹ đặt tại Singapore. Các công ty có thể chọn đặt “trụ sở khu vực” tại Singapore, sau đó đưa ra chiến lược đầu tư đa dạng và lựa chọn địa điểm đầu tư khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
 
Malaysia:
Theo Cục Thống kê Malaysia (DOSM), Lệnh kiểm soát di chuyển có điều kiện (CMCO) được coi là cách tiếp cận tốt nhất để giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 và lấy lại đà phục hồi kinh tế của nước này trong những tháng cuối năm 2020.

Kế hoạch thực hiện Chiến lược Phát triển (SDP) giai đoạn 2021-2025 của Vùng Hành lang Kinh tế phía Bắc của Malaysia (NCER) được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều động lực cho tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế nói chung đang đối mặt với nhiều thách thức.

Kế hoạch ngân sách năm 2021 của Malaysia sẽ được thống nhất và công bố trong tháng 11/2020. Ưu tiên kế hoạch ngân sách năm 2021 có thể củng cố sự phục hồi kinh tế một cách bền vững, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tập trung vào các sáng kiến khởi nghiệp và đổi mới.

Vào tháng 10/2020, Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới đã phát đi một thông báo cho biết Malaysia đang nỗ lực tự định vị mình như một trung tâm khởi nghiệp để thu hút những tài năng khởi nghiệp toàn cầu tốt nhất đến nước này.

Để tham khảo báo cáo chi tiết, vui lòng liên hệ Ban biên tập theo địa chỉ (thongtincongthuong@gmail.com)
 

Đơn vị thực hiện:
Trung tâm Thông Tin Công nghiệp và Thương mại

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.996.758