VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Báo cáo: “Cung cấp thông tin về tình hình, chính sách, cơ hội hợp tác trong sản xuất công nghiệp, đầu tư, giao thương, chuyển giao công nghệ từ Nhật bản/Singapore/Malaysia

26/10/2020 17:14


TÓM TẮT

Nhật Bản
Theo số liệu của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (MITI), sản lượng ngành chế biến chế tạo tiếp tục được cải thiện, tuy vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019 nhưng mức giảm thấp hơn. 

Các đơn đặt hàng máy móc chính ở Nhật Bản, không bao gồm các đơn đặt hàng cho tàu và từ các công ty năng lượng điện vào tháng 8 năm 2020 đã tăng 0,2% so với tháng trước, cao hơn kỳ vọng của thị trường.

Tháng 8/2020, xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản giảm tháng thứ 21 liên tiếp trong khi nhập khẩu giảm tháng thứ 16 liên tiếp, tuy nhiên nước này vẫn đạt thặng dư thương mại. Sự phục hồi của thị trường Trung Quốc giúp xuất khẩu của Nhật Bản sang nước này tăng trở lại trong khi xuất khẩu sang các thị trường chính khác vẫn giảm so với cùng kỳ năm 2019.

Trong số các nước ASEAN, Thái Lan hiện là nước khai thác tốt nhất được thị trường Nhật Bản với 4% thị phần hàng nhập khẩu của Nhật Bản trong năm 2019 là từ Thái Lan.

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) đang xúc tiến Dự án Thiết lập Cơ sở hạ tầng cho Nghiên cứu và Phát triển Robot sáng tạo để tạo lập một môi trường thân thiện giữa robot và con người.
 
Singapore:
Dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại và kinh tế của Singapore, nhưng cũng có thể là một chất xúc tác để khám phá các con đường phát triển thay thế các mô hình kinh doanh cũ và thúc đẩy sự hội nhập sâu rộng hơn của Singapore vào khu vực ASEAN.

Theo số liệu của cơ quan Thống kê quốc gia Singapore, sản xuất công nghiệp của nước này đã tăng trở lại từ tháng 6/2020 và có sự tăng trưởng bứt phát trong tháng 8/2020 (tăng 13,9% so với tháng 7/2020) nhờ dịch bệnh đã được kiểm soát tốt hơn và các đơn hàng nước ngoài.

Chính phủ Singapore thúc đẩy giải pháp hỗ trợ năng suất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khuôn khổ chương trình “SMEs Go Digital”.

Năm 2020 cũng cho thấy khả năng phục hồi của nhóm các doanh nghiệp khởi nghiệp, vì bất chấp đại dịch, nửa đầu năm 2020 các công ty khởi nghiệp công nghệ huy động được 3,3 tỷ USD (2,4 tỷ USD). Hệ sinh thái khởi nghiệp đang tạo cơ hội cho phân khúc công nghệ phát triển mạnh. Đến nay có thể thấy những cơ hội đáng kể ở Singapore cho các công ty khởi nghiệp sáng tạo và vững chắc để các nhà đầu tư xem xét, chẳng hạn như trong các lĩnh vực như y tế & công nghệ sinh học, fintech, công nghệ nông sản và trí tuệ nhân tạo.

Malaysia:
Đại dịch COVID-19 đang tạo ra những thách thức mới đối với môi trường kinh doanh của Malaysia.

Theo cơ quan Thống kê quốc gia Malaysia, tỷ lệ thất nghiệp ở Malaysia vào tháng 8 năm 2020 là 4,7%, so với tỷ lệ 3,3% trong tháng 8 năm 2020, do ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19.

Ngành chế biến chế tạo tăng 2,4% trong tháng 8/2020 (so với mức tăng 2,9% trong tháng 7/2020), dẫn đầu là các sản phẩm điện & điện tử (tăng 6,9%), thiết bị vận tải và phụ tùng tăng 6,9%, thực phẩm, đồ uống và thuốc lá tăng 4,7%;  xăng dầu, hóa chất, cao su và nhựa tăng 1,7%. Trong khi đó, hoạt động khai thác giảm 6,7% và sản lượng điện giảm 1,2%.

Trong tháng 8/2020, xuất khẩu hàng hóa của Malaysia giảm 2,9%, trong đó các ngành khai khoáng, nông nghiệp và hàng chế tạo giảm mạnh nhất. Nhập khẩu giảm với tốc độ nhanh hơn, giảm 6,5% do lượng nhập của cả hàng hóa trung gian và hàng hóa vốn đều giảm.

Chiến lược “Malaysia 5.0” bao gồm việc giới thiệu và sử dụng các công nghệ mới nổi hiện được coi là công cụ thiết yếu trong nền kinh tế kỹ thuật số mới.

Một ngành nhiều triển vọng mà các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể tận dụng để phát triển là Công nghệ Fintech Hồi giáo. Với những nền tảng tài chính và kỹ thuật hiện có, Malaysia có vị trí vững chắc để khai thác các cơ hội khác nhau mà Fintech Hồi giáo mang lại.

Để tham khảo báo cáo chi tiết, vui lòng liên hệ Ban biên tập theo địa chỉ (thongtincongthuong@gmail.com)

 

Đơn vị thực hiện:
Trung tâm Thông Tin Công nghiệp và Thương mại

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.997.303