VITIC
Bản tin Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại

BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại, số 9 năm 2021

15/11/2021 15:45

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến thị trường thép toàn cầu trong năm 2020. Các biện pháp giãn cách xã hội khiến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ sắt thép trên thế giới rơi vào tình trạng gần như “đóng băng”. Tuy nhiên, năm 2021 giá thép toàn cầu tăng rất mạnh. Nhu cầu tiêu thụ thép toàn cầu tăng mạnh trở lại nhờ sự gia tăng từ các ngành xây dựng cơ sở hạ tầng nhanh chóng của các chính phủ, đặc biệt là cho các khu vực đang phát triển. Ngành xây dựng là ngành tiêu thụ lớn nhất trên thị trường thép, sau đó là ngành vận tải. Các nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc, Braxin, Ấn Độ và Nga đã chứng kiến nhu cầu ô tô tăng nhanh do các yếu tố như tăng doanh thu, đô thị hóa và gia tăng dân số. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục trong giai đoạn sắp tới và do đó, được dự đoán sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường. Theo Hiệp hội Thép thế giới, nhu cầu tiêu thụ thép toàn cầu sẽ tăng khoảng 5,8% trong năm 2021, vượt qua mức tăng trưởng trước khi xảy ra dịch Covid-19. Mức tiêu thụ của Trung Quốc chiếm khoảng một nửa tổng tiêu thụ toàn cầu, sẽ tiếp tục tăng từ mức kỷ lục, trong khi phần còn lại của thế giới phục hồi mạnh mẽ. Tình hình kinh tế ở Bắc Mỹ đã phục hồi trong những năm gần đây sau sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế châu Âu dự kiến sẽ chứng kiến sự phục hồi do các biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ của các chính phủ.

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm thương mại Quốc tế (ITC), thế giới xuất khấu sản phẩm từ sắt thép (HS 73) giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 2,4%, từ 260,18 tỷ USD năm 2016 lên 282,58 tỷ USD năm 2020.

Những nội dong đáng chú ý;

VẤN ĐỀ NỔI BẬT
- Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển biến tích cực
- Tháng 10/2021: Sản xuất công nghiệp khởi sắc

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ
- Sản xuất công nghiệp Pháp phục hồi trong 9 tháng đầu năm 2021
- Nhu cầu hàng hóa của Tây Ban Nha sẽ phục hồi nhanh trong năm 2022, cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
- Sản xuất công nghiệp của Braxin tăng mạnh
- Dư địa tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp sang thị trường Áo còn lớn
- Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng đồ chơi, dụng cụ thể thao của Việt Nam sang thị trường Mỹ và Anh
- Xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép của Việt Nam tăng trưởng cao
- Việt Nam chiếm 20% thị phần nguồn cung điện thoại di động trên thế giới
- Việt Nam là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ 4 thế giới
- Xuất khẩu nhựa và sản phẩm từ nhựa của Việt Nam vẫn còn nhiều triển vọng trong thời gian tới
- Ngành công nghiệp than của Việt Nam tăng cường mở rộng sản xuất

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
- Kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô của Trung Quốc
- Chính sách phát triển công nghiệp 4.0 của Malaysia

Để xem chi tiết, vui lòng tải tài liệu tại đây;

Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại

Tin cũ hơn
  • BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại, số 8 năm 2021
    Hoạt động xuất khẩu hàng hóa tháng 10/2021 tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ước đạt 27,3 tỷ USD, tăng 1% so với tháng trước và tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước.
  • BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại, số 7 năm 2021
    Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, kéo theo đó, nhu cầu đối với vali, túi xách, mũ, ô, dù ngày càng tăng, bởi đây là những vật dụng không thể thiếu của mỗi cá nhân, gia đình. Một số yếu tố chính tác động đến nhu cầu đối với vali, túi xách, mũ, ô, dù là thu nhập bình quân trên đầu người ngày càng tăng, nhiều người có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm, vali, túi xách, mũ, ô, dù như là một phụ kiện thời trang; ngành du lịch phát triển
  • BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại, số 6 năm 2021
    Sau 9 tháng đầu năm 2021, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam ước tính đạt 240,52 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa vẫn duy trì tốc độ tăng cao, đạt 483,17 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 62,72 tỷ USD, tăng 8,5%, chiếm 26,1% tổng trị giá xuất khẩu;
  • BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại, số 5 năm 2021
    Trong giai đoạn 2016 - 2020, nhìn chung xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm sang hầu hết các thị trường đều tăng, với các thị trường chính là: Mỹ, EU, Nhật Bản, Anh, Australia, Hàn Quốc…Đáng chú ý, trong năm 2020 và 7 tháng đầu năm 2021, dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng xuất khẩu mây, tre, cói, thảm sang hầu hết các thị trường vẫn tăng trưởng.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.044.629