VITIC
Bản tin Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại

BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại “Chuyên ngành Thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh”

31/07/2024 15:42

Ngành sản xuất thủy tinh của Việt Nam đã có một lịch sử phát triển lâu dài. Những năm 1960-1970, Việt Nam có các nhà máy sản xuất thủy tinh đầu tiên, chủ yếu tập trung vào các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước như chai lọ, cốc chén với công nghệ đơn giảm và lao động thủ công.

Đến thập niên 1980-1990, ngành sản xuất thủy tinh của Việt Nam có những bước đầu tiên trong hiện đại hóa công nghệ sản xuất với các nhà máy lớn như Nhà máy thủy tinh Bình Minh, Nhà máy thủy tinh Hải Phòng. Từ năm 2000 đến nay, ngành sản xuất thủy tinh của Việt Nam đi vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng, thu hút đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ tiên tiến. Các doanh nghiệp trong ngành như Công ty TNHH Thủy tinh Phả Lại, Viglacera đã đầu tư vào các dây chuyền sản xuất hiện đại, tự động hóa cao. Sản lượng thủy tinh của Việt Nam đã tăng đáng kể, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu. Các sản phẩm thủy tinh rất đa dạng, từ thủy tinh xây dựng, chai lọ, cốc chén đến các sản phẩm nghệ thuật và trang trí…


Trước sự phát triển của ngành, tháng 12/2014, Bộ Công Thương đã phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành gốm sứ - thủy tinh công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, sản phẩm thuỷ tinh chủ yếu tập trung ở hai nhóm chính là chiếu sáng và thủy tinh công nghiệp (thủy tinh bao bì; thủy tinh kỹ thuật; thủy tinh gia dụng…). Trong đó, mục tiêu giai đoạn 2021-2030, tỷ trọng của thủy tinh kỹ thuật nâng lên chiếm 18-20% trong cơ cấu của ngành thủy tinh công nghiệp. Sau gần 10 năm ban hành, đến nay ngành sản xuất thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh đã đạt được những thành tựu nhất định, trở
thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc gia.


Không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, những năm gần đây, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh lớn thứ 21 trên thế giới với thị phần chiếm khoảng 1%. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm khác như khuôn thủy tinh, ruột phích, các mặt hàng kính an toàn... Mặt hàng thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu tới khu vực Đông Nam Á, chiếm khoảng 64,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.


- Để xem chi tiết, vui lòng tải tài liệu tại đây;
 

 

Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại

Tin cũ hơn
  • BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại “Chuyên ngành Gốm Sứ”
    rong những năm qua, ngành gốm sứ Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ cả về năng lực sản xuất và xuất khẩu, trung bình ngành công nghiệp sản xuất gốm sứ đã đóng góp hơn 3 tỷ USD/năm cho GDP của Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong 10 quốc gia sản xuất gốm sứ xây dựng lớn nhất thế giới và cũng là quốc gia có sản lượng gạch ốp lát đứng thứ 4 thế giới
  • BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại “Chuyên ngành Thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh”
    Ngành sản xuất thủy tinh của Việt Nam đã có một lịch sử phát triển lâu dài. Những năm 1960-1970, Việt Nam có các nhà máy sản xuất thủy tinh đầu tiên, chủ yếu tập trung vào các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước như chai lọ, cốc chén với công nghệ đơn giảm và lao động thủ công. Đến thập niên 1980-1990, ngành sản xuất thủy tinh của Việt Nam có những bước đầu tiên trong hiện đại hóa công nghệ sản xuất với các nhà máy lớn như Nhà máy thủy tinh Bình Minh, Nhà máy thủy tinh Hải Phòng. Từ năm 2000 đến nay,
  • Quy định về Thiết kế sinh thái Châu Âu  cho Sản phẩm Bền vững (ESPR) - những lưu ý với ngành dệt may
    Quy định về Thiết kế sinh thái Châu Âu cho Sản phẩm Bền vững (ESPR) đã được Nghị viện Châu Âu thông qua vào ngày 23 tháng 4 năm 2024 và bởi Hội đồng châu Âu vào ngày 27 tháng 5 năm 2024 . Quy định này thiết lập một khuôn khổ chung cho việc đưa ra các tiêu chuẩn bền vững về môi trường cho hầu hết các sản phẩm được đưa vào thị trường Châu Âu. Luật mới này, được phê duyệt nhằm mục đích thúc đẩy khả năng tái sử dụng, khả năng sửa chữa, khả năng nâng cấp và khả năng tái chế của hàng hóa bán cho khách hàng EU.
  • Đan Mạch có kế hoạch cấm PFAS trong quần áo, giày dép và chất chống thấm nước từ tháng 7 năm 2026
    Bộ Môi trường Đan Mạch đã công bố kế hoạch cấm các chất per và polyfluoroalkyl (PFAS) trong quần áo, giày dép và chất chống thấm dành cho người tiêu dùng từ ngày 1 tháng 7 năm 2026. Lệnh cấm này sẽ là bước đầu tiên hướng tới một quy định rộng hơn dự kiến áp dụng trên toàn EU sẽ được thực thi từ năm 2027.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.922.273