BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại ‘ Chuyên ngành Thiết bị điện”
Ngành sản xuất thiết bị đóng vai trò q nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. quan trọng trong quá trình công Đây là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam trong bối cảnh nhu cầu về năng lượng và công nghệ ngày càng tăng cao. Năm 2008, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành sản xuất thiết bị điện giai đoạn 2006- 2015, tầm nhìn đến năm 2025.
Cho đến nay, ngành sản xuất thiết bị điện của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Về sản phẩm, doanh nghiệp trong ngành đã sản xuất được nhiều loại sản phẩm đạt chất lượng, tiêu chuẩn như: công tơ điện tử, hệ thống tích hợp điều khiển bảo vệ và tự động hóa trạm biến áp 110kV, 220kV, 500kV; các loại máy biến dòng điện áp lên đến 500kV; tủ điện trung thế điện áp từ 7,2 - 40,5kV và dòng điện từ 630-3000A. Đặc biệt, dây và cáp điện được đánh giá là lĩnh vực sản xuất tốt nhất của ngành. Dây và cáp điện hiện đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu trong nước, sản phẩm nhập khẩu chủ yếu thuộc nhóm dây cáp điện phục vụ phát triển lưới điện cao thế 110-220-500 kV. Ngoài ra, với nhóm các phụ kiện, trong nước đã sản xuất được tấm thảm cách điện, ủng cách điện và găng tay ở cấp trung áp đến 35kV. Các loại thiết bị điện sử dụng trong gia đình: như ổ điện, công tắc điện, phích cắm... đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người tiêu dùng trong nước.
Ngoài đáp ứng nhu cầu nội địa, các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện trong nước đã từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu. Theo thống kê, trong giai đoạn 2019 – 2023,xuất khẩu thiết bị điện của Việt Nam liên tiếp tăng trưởng, từ mức 12,8 tỷ USD năm 2019 lên mức 26,9 tỷ USD năm 2023, tăng trưởng bình quân 20,2%/năm, cao hơn mục tiêu tăng trưởng 15% trong kế hoạch mà Bộ Công thương đặt ra.. Cơ cấu thị trường xuất khẩu chính mặt hàng thiết bị điện của Việt Nam gồm các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, với tỷ trọng xuất khẩu dao động chủ yếu trong khoảng 65-70% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu nhóm hàng thiết bị điện của Việt Nam sang các thị trường trong giai đoạn 2019-2023 tăng trưởng ở hầu hết các thị trường, trong đó, xuất khẩu sang nhiều thị trường đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm ở mức hai con số như Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Hà Lan, Canada, Đức, Ấn Độ, Singapore, Pháp, Philippin, Anh, UAE, Nga, Australia…Cơ cấu chủng loại thiết bị điện xuất khẩu chính của Việt Nam trong giai đoạn 2019-2023 gồm dây điện và dây cáp
điện; máy biến áp, máy biến đổi tĩnh điện, chiếm khoảng 44-46% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đáng chú ý, xuất khẩu dây điện và dây cáp điện của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 13,9%/năm trong giai đoạn 2019-2023.
- Xem chi tiết tại đây;
Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại
-
Ngày 30/7/2024, EU chính thức ban hành quy định EU 2024/1987 về việc áp dụng mức giới hạn cho phép đối với Nickel trong nhiều loại thực phẩm tại thị trường. Quy định này bắt đầu có hiệu lực áp dụng từ tháng 7/2024.
-
Australia đã chính thức quyết định cho phép nhập khẩu chính ngạch quả chanh leo tươi của Việt Nam. Như vậy quả chanh leo tươi đã trở thành loại quả tươi thứ 5 mà Australia cho phép nhập khẩu từ Việt Nam sau các quả xoài, thanh long, quả nhãn, quả vải.
-
Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU là quy định để đạt được mục tiêu trở thành lục địa trung hòa khí carbon vào năm 2050. Cơ chế này có tác động đến các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam có hoạt động phát thải nhiều carbon. Theo quy định của EU
-
Nghị viện châu Âu gần đây đã công bố một nghiên cứu mang tên "Hộ chiếu sản phẩm kỹ thuật số số cho ngành dệt may". Nghiên cứu này chỉ ra rằng hộ chiếu sản phẩm kỹ thuật số (DPP) của châu Âu có thể cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc, tính tuần hoàn và minh bạch trong ngành dệt may. Điều này rất quan trọng vì DPP sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc, thông qua một quy định trong tương lai liên quan đến thiết kế sinh thái của các sản phẩm dệt may,