BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại ‘ Chuyên ngành năng lượng tái tạo”
Ngành năng lượng tái tạo toàn cầu đã phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ qua, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng sạch, bền vững, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), chỉ riêng năm 2023, công suất năng lượng tái tạo toàn cầu tăng gần 50% lên gần 510 Gigawatt (GW), mức tăng trưởng nhanh nhất trong hai thập kỷ và cũng là năm thứ 22 liên tiếp tăng trưởng. Các nguồn năng lượng tái tạo dự kiến có tỷ trọng hơn 42% nguồn phát toàn cầu, trong đó Trung Quốc đóng vai trò lớn, góp phần vào sự phát triển chung của lĩnh vực năng lượng tái tạo thế giới, trong khi Mỹ, EU, Ấn Độ và Braxin sẽ tiếp tục là những điểm sáng tăng trưởng điện mặt trời và điện gió ngoài khơi.
Là nền kinh tế có độ mở lớn, chịu sự ràng buộc trên nhiều phương diện bởi thị trường quốc tế, Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ từ xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu. Sự cấp thiết của chuyển dịch sang năng lượng tái tạo không chỉ do những tác động bên ngoài, mà ngay trong nước cũng có những điều kiện thuận lợi để phát triển. Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, bờ biển dài, các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ và Nam Trung bộ có bức xạ mặt trời cao, trung bình 1.387-1.534 Kwh/KWp/năm, đây là lợi thế tự nhiên tạo ra sức hút lớn về đầu tư vào điện gió và điện mặt trời ở các tỉnh này. Ngoài ra, với diện tích rừng lớn, chỉ riêng tại Cà Mau, lượng khai thác và các chế phẩm từ gỗ đạt khoảng 225.000-300.000 tấn/ năm cũng là tiềm năng lớn để phát triển điện sinh khối…
Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng theo hướng giảm dần nguồn điện sử dụng nhiên liệu hoá thạch, ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng sạch, bền vững, giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính; tăng cường các hoạt động thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo như nhà máy năng lượng mặt trời, năng lượng gió... Cho đến nay, ngành sản xuất điện của Việt Nam đã mở rộng đáng kể về quy mô công suất, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng tái tạo. Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, quy mô sản xuất nguồn điện toàn hệ thống trong giai đoạn 2020 - 2023 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,2%/năm. Trong cơ cấu nguồn điện sản xuất tại Việt Nam, mặc dù nguồn điện sản xuất từ năng lượng hóa thạch vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 50,8-64,85% tổng công suất, nhưng tốc độ tăng trưởng đã chậm lại. Trong đó, công suất sản xuất nguồn nhiệt điện than chỉ tăng 1,9%/năm, nhiệt điện dầu tăng 6,7%/năm. Đáng chú ý, sản xuất năng lượng tái tạo mới đạt tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tăng 46,4%/năm trong giai đoạn 2020 – 2023 (trong đó, sản xuất từ nguồn điện gió tăng 126,2%/năm, sản xuất điện mặt trời tăng 33,7%/năm và điện sinh khối tăng 35,9%/năm).
- Chi tiết xem tại đây;
Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghieeph và Thương mại
-
Ngày 9/9/2024, Nhật Bản đã gửi các thông báo lên WTO về việc sửa đổi các thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn cho thực phẩm, phụ gia thực phẩm đối với một số loại thuốc trừ sâu. Cụ thể:
-
Yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với việc nhập khẩu hạt cà phê để sử dụng trong công nghiệp của Mexico
Trong thông báo G/SPS/N/MEX/439 ngày 21/03/2024 gửi trung tâm WTO, Mexico đưa ra dự thảo sửa đổi các yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với cà phê nhập khẩu từ một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, để sử dụng trong công nghiệp -
Ngành sản xuất thiết bị đóng vai trò q nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. uan trọng trong quá trình công Đây là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam trong bối cảnh nhu cầu về năng lượng và công nghệ ngày càng tăng cao. Năm 2008, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành sản xuất thiết bị điện giai đoạn 2006- 2015, tầm nhìn đến năm 2025.
-
Ngày 30/7/2024, EU chính thức ban hành quy định EU 2024/1987 về việc áp dụng mức giới hạn cho phép đối với Nickel trong nhiều loại thực phẩm tại thị trường. Quy định này bắt đầu có hiệu lực áp dụng từ tháng 7/2024.