VITIC
Bản tin Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại

BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại “Chuyên ngành Gốm Sứ”

31/07/2024 10:32

Trong những năm qua, ngành gốm sứ Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ cả về năng lực sản xuất và xuất khẩu, trung bình ngành công nghiệp sản xuất gốm sứ đã đóng góp hơn 3 tỷ USD/năm cho GDP của Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong 10 quốc gia sản xuất gốm sứ xây dựng lớn nhất thế giới và cũng là quốc gia có sản lượng gạch ốp lát đứng thứ 4 thế giới

Trong đó, với ngành gốm sứ xây dựng, tổng công suất thiết kế gạch ốp lát hiện ở mức 850 triệu m2, sứ vệ sinh 26 triệu sản phẩm. Tuy vậy, trong năm 2023, sản lượng sản xuất đối với gạch ốp lát chỉ đạt khoảng 386,5 triệu m2, giảm khoảng 15%, sản lượng tiêu thụ khoảng 291,5 triệu m2, giảm 25% so với năm  2022. Sản lượng sản xuất sứ vệ sinh đạt gần 12,5 triệu sản phẩm, giảm khoảng 25% so với năm 2022, sản lượng tiêu thụ khoảng 11 triệu sản phẩm. Với ngành gốm sứ mỹ nghệ, sản xuất ngành hàng có quy mô lên đến 5.400 làng nghề và trải rộng khắp cả nước. Trong số này, gần 2.000 là làng nghề truyền  thống với 115 nghề đã được công nhận. Bên cạnh đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trường nước, sản phẩm gốm sứ của Việt Nam đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, EU, Thái Lan… Trong giai đoạn 2019 -2023, xuất khẩu sản phẩm gốm sứ của Việt Nam tăng trưởng bình quân 3,5%/năm. Kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao nhất vào năm 2022 là 711 triệu USD, tuy nhiên đã giảm 13% trong năm 2023. Trong đó, xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam sang nhiều thị trường trong giai đoạn 2019 - 2023 có xu hướng tăng như: Mỹ tăng 7,4%/năm, Nhật Bản tăng 6,7%/năm, Đài Loan tăng 13,6%/năm, Thái Lan tăng 3,6%/năm, Philippin tăng 10,5%/năm… Cơ cấu chủng loại gốm sứ xuất khẩu của Việt Nam cũng đã tăng ở nhiều chủng loại trong giai đoạn 2019 - 2023 như gốm sứ vệ sịnh tăng 0,9%/năm; gạch lát nền, ốp tường các loại tăng 12,5%/năm; đồ gốm sứ dùng trong phòng thí nghiệm tăng 9%/năm; gạch chịu lửa và các sản phẩm gốm sứ xây dựng chịu lửa khác tăng 7,3%/năm; bộ đồ ăn, đồ nhà bếp và đồ gia dụng bằng sứ tăng 14,9%/năm; gốm sứ chịu lửa khác tăng 13,8%/năm… Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam đã phục hồi trở lại và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2023

Để xem chi tiết, vui lòng tải tài liệu tại đây;
 

 

Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại

 
Tin cũ hơn
  • BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại “Chuyên ngành Thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh”
    Ngành sản xuất thủy tinh của Việt Nam đã có một lịch sử phát triển lâu dài. Những năm 1960-1970, Việt Nam có các nhà máy sản xuất thủy tinh đầu tiên, chủ yếu tập trung vào các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước như chai lọ, cốc chén với công nghệ đơn giảm và lao động thủ công. Đến thập niên 1980-1990, ngành sản xuất thủy tinh của Việt Nam có những bước đầu tiên trong hiện đại hóa công nghệ sản xuất với các nhà máy lớn như Nhà máy thủy tinh Bình Minh, Nhà máy thủy tinh Hải Phòng. Từ năm 2000 đến nay,
  • Quy định về Thiết kế sinh thái Châu Âu  cho Sản phẩm Bền vững (ESPR) - những lưu ý với ngành dệt may
    Quy định về Thiết kế sinh thái Châu Âu cho Sản phẩm Bền vững (ESPR) đã được Nghị viện Châu Âu thông qua vào ngày 23 tháng 4 năm 2024 và bởi Hội đồng châu Âu vào ngày 27 tháng 5 năm 2024 . Quy định này thiết lập một khuôn khổ chung cho việc đưa ra các tiêu chuẩn bền vững về môi trường cho hầu hết các sản phẩm được đưa vào thị trường Châu Âu. Luật mới này, được phê duyệt nhằm mục đích thúc đẩy khả năng tái sử dụng, khả năng sửa chữa, khả năng nâng cấp và khả năng tái chế của hàng hóa bán cho khách hàng EU.
  • Đan Mạch có kế hoạch cấm PFAS trong quần áo, giày dép và chất chống thấm nước từ tháng 7 năm 2026
    Bộ Môi trường Đan Mạch đã công bố kế hoạch cấm các chất per và polyfluoroalkyl (PFAS) trong quần áo, giày dép và chất chống thấm dành cho người tiêu dùng từ ngày 1 tháng 7 năm 2026. Lệnh cấm này sẽ là bước đầu tiên hướng tới một quy định rộng hơn dự kiến áp dụng trên toàn EU sẽ được thực thi từ năm 2027.
  • BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại " Chuyên ngành Gỗ"
    Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và EU đều tăng trưởng tốt trong giai đoạn năm 2018 – 2021.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.043.331