BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại " Chuyên ngành Gỗ"
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và EU đều tăng trưởng tốt trong giai đoạn năm 2018 – 2021.
Trong đó, tốc tăng trưởng nhanh nhất là tới thị trường Mỹ. Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu chủ lực đối với ngành gỗ, kim ngạch xuất khẩu tới Mỹ có tốc độ tăng trưởng bình quân là 31,2%, tỷ trọng xuất khẩu tăng dần qua các năm từ 43,7% trong năm 2018, lên 59,2% trong năm 2021. Mặc dù, trong năm 2020 và năm 2021 chịu tác động từ tình hình dịch bệnh nhưng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường này vẫn tăng trưởng tốt, điều nay cho thấy gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh, đi kèm tăng số vụ việc phòng vệ. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu ngành gỗ cần cẩn trọng, đảm bảo nguồn gốc nguyên liệu, thận trọng trong quá trình đàm phán, thực hiện giao dịch và chủ động ứng phó với các cuộc điều tra thương mại...
Tính đến 10 tháng năm 2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Mỹ đạt 7,4 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2021 (tốc độ tăng trưởng tới Mỹ giảm tốc mạnh so với 29,2% trong 10 tháng năm 2021). Áp lực lạm phát gia tăng tại Mỹ đang tác động tiêu cực tới xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam, bởi đây là thị trường xuất khẩu chủ lực, kim ngạch chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu của ngành gỗ. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Mỹ đã tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2022, nhưng kể từ tháng 7/2022 tới nay doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Mỹ đã gặp rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp đang sụt giảm đơn hàng và thậm chí không có đơn hàng cho mùa vụ mới.
Để xem chi tiết, vui lòng tải tài liệu tại đây;
Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại
-
Trong giai đoạn 2018 - 2021, cơ cấu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có sự thay đổi khi tỷ trọng xuất khẩu linh kiện điện tử và thiết bị văn phòng giảm, trong khi tỷ trọng xuất khẩu máy tính và linh kiện, thiết bị âm thanh và hình ảnh tăng.
-
Sau gần 10 thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương, ngành da giày Việt Nam đã có những chuyển biến đáng kể so với giai đoạn trước đó, mặc dù chưa đạt được mục tiêu đề ra trong “Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành da giày Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035
-
Trong những năm qua, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của nền kinh tế. Trong tất cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay
-
Nhu cầu hàng may mặc toàn thế giới tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2016 - 2020. Theo dữ liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu hàng may mặc(HS 61, 62, 63) toàn thế giới tăng trưởng bình quân 3,5%/năm, từ mức 437 tỷ USD năm 2016, lên 500,7 tỷ USD năm 2020.