BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại " Chuyên ngành Điện tử"
Trong giai đoạn 2018 - 2021, cơ cấu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có sự thay đổi khi tỷ trọng xuất khẩu linh kiện điện tử và thiết bị văn phòng giảm, trong khi tỷ trọng xuất khẩu máy tính và linh kiện, thiết bị âm thanh và hình ảnh tăng.
Trong đó, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã có chuyển biến tích cực khi tỷ trọng nhóm hàng nguyên chiếc và bán thành phẩm có xu hướng tăng từ mức chiếm 65,5% trong năm 2018 lên 66,3% trong năm 2021.
Trong 10 tháng năm 2022, tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm nguyên chiếc và bán thành phẩm chiếm 67,0% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, tăng 1,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó phần lớn là máy tính bảng, màn hình các loại, tivi, thiết bị máy văn phòng, camera, thiết bị âm thanh và hình ảnh…
Nhóm linh kiện điện tử chủ yếu xuất khẩu linh kiện điện tử gồm HS 8542- mạch tích hợp, chip điện tử; Mã HS 8534-mạch in, hai mã HS này chiếm 70,0% tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng linh kiện điện tử. Ngoài ra, HS 8541- Đi-ốt phát quang thiết bị cảm quang; HS 8533-điện trở các loại; HS 8532-tụ điện các loại. Trong năm 2018, tỷ trọng xuất khẩu nhóm linh kiện điện tử chiếm 34,6%, đến năm 2021 tỷ trọng chiếm 33,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, mức giảm này do nguồn cung khan hiếm của linh kiện bán dẫn, kết quả xuất khẩu chip điện tử của Việt Nam giảm mạnh. Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân trong xuất khẩu của nhóm linh kiện điện tử từ năm 2018 - 2021 tăng 18,6%, mức cao nhất so với các thị trường khác trên thế gới, cao hơn các thị trường có mức tăng trưởng như Hà Lan tăng 17,3%, Malaysia tăng 12%, Trung Quốc tăng 11,4%. Thị phần xuất khẩu linh kiện điện tử của Việt Nam đứng vị trí thứ 10 trên tổng số 200 thị trường xuất khẩu trên thế giới.
Để xem chi tiết, vui lòng tải tài liệu tại đây;
Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại
-
Sau gần 10 thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương, ngành da giày Việt Nam đã có những chuyển biến đáng kể so với giai đoạn trước đó, mặc dù chưa đạt được mục tiêu đề ra trong “Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành da giày Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035
-
Trong những năm qua, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của nền kinh tế. Trong tất cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay
-
Nhu cầu hàng may mặc toàn thế giới tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2016 - 2020. Theo dữ liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu hàng may mặc(HS 61, 62, 63) toàn thế giới tăng trưởng bình quân 3,5%/năm, từ mức 437 tỷ USD năm 2016, lên 500,7 tỷ USD năm 2020.
-
Sự tăng mạnh của kim ngạch xuất khẩu cho thấy các sản phẩm từ nhựa của Việt Nam đang được nhiều nước trên thế giới sử dụng và từng bước khẳng định vị trí quan trọng của ngành Nhựa trong sự phát triển chung của toàn ngành công nghiệp. Tại thị trường nước ngoài