BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại ‘ Chuyên ngành Công nghiệp cơ khí và luyện kim"
Ngành cơ khí và luyện kim là hai ngành công nghiệp trọng yếu của nền kinh tế toàn cầu, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu và thiết bị cho nhiều ngành sản xuất khác như xây dựng, ô tô, điện tử, năng lượng, hàng không, và nhiều lĩnh vực khác. Tại Việt Nam, ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế. Trong những năm qua ngành cơ khí, luyện kim đã có những bước tăng trưởng đáng kể, cả về quy mô và sản phẩm, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu.
Ngành cơ khí, được coi là “xương sống” của ngành công nghiệp, bởi không chỉ tạo ra máy móc, thiết bị, mà còn thúc đẩy sản xuất trong các ngành công nghiệp khác như ôtô, điện tử, xây dựng và nông nghiệp. Hiện ngành cơ khí Việt Nam đóng góp khoảng 16-17% GDP của cả nước, cung cấp việc làm cho hàng triệu lao động.
Trong những năm qua, ngành cơ khí Việt Nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Theo đó, sản xuất một số sản phẩm của ngành đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn 2019-2023, trừ năm 2020 ảnh hưởng bởi đại dịch và năm 2023 ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong 11 tháng năm 2024, hoạt động sản xuất ngành cơ khí đã phục hồi đáng kể với sản xuất xe có động cơ tăng 18,33% so với cùng kỳ năm 2023, sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 4,69% và sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 2,66%.
Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, xuất khẩu các sản phẩm cơ khí của Việt Nam những nằm vừa qua cũng tăng trưởng khả quan với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 50 tỷ USD mỗi năm, chiếm từ 16-20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Năm 2023, xuất khẩu sản phẩm cơ khí của Việt Nam đạt 57,3 tỷ USD, và tiếp tục đạt mức 55,54 tỷ USD trong 10 tháng năm 2024.
- Chi tiết xem tại đây;
Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại
-
Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) đã ban hành quy định thiết lập các tiêu chuẩn an toàn bắt buộc đối với đệm hỗ trợ trẻ sơ sinh và cũng đã sửa đổi các quy định của mình liên quan đến các cơ quan đánh giá sự phù hợp của bên thứ ba để đưa tiêu chuẩn an toàn mới vào danh sách thông báo về các yêu cầu
-
EU đã phê duyệt tiêu chuẩn Châu Âu EN 12520:2024 sửa đổi tiêu chuẩn EN 12520:2015 về ghế ngồi vào tháng 9 năm 2024. Tiêu chuẩn cập nhật này đặt ra các yêu cầu mới về tính an toàn, độ bền và hiệu suất của ghế ngồi, thay thế phiên bản trước đó. Tiêu chuẩn này nhằm mục đích đảm bảo rằng các sản phẩm đồ nội thất được thử nghiệm bằng các kỹ thuật tiên tiến mới nhất và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn hiện hành.
-
Nhật Bản - quốc gia nhập khẩu hàng may mặc đứng thứ 3 thế giới chỉ sau Liên minh châu Âu và Mỹ. Thị trường may mặc lớn của Nhật Bản tạo ra cơ hội tiếp cận thị trường đáng kể cho các quốc gia sản xuất hàng may mặc trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
-
Theo tính toán từ số liệu thống kê của ITC, giai đoạn 2019 – 2023, xuất khẩu thiết bị điện tử và pin của Việt Nam sang Hoa Kỳ có xu hướng tăng trưởng khả quan.