VITIC
Bản tin Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại

BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại ‘ Chuyên ngành Công nghiệp bán dẫn”

30/08/2024 14:11

Ngành công nghiệp bán dẫn (hay còn gọi là vi mạch) là tập hợp các thành phần tham gia vào lĩnh vực thiết kế cũng như chế tạo nên toàn bộ các linh kiện, thiết bị điện tử, cung cấp các thành phần thiết yếu cho thiết bị điện tử hiện đại, bao gồm bộ vi xử lý, bộ nhớ và thiết bị lưu trữ dữ liệu.

Tại Việt Nam, sự xuất hiện của những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đã giúp Việt Nam thâm nhập vào thị trường bán dẫn toàn cầu. Trong đó, hai hãng công nghệ lớn là Intel và Samsung đã tiếp cận Việt Nam từ rất sớm. Intel tiếp cận Việt Nam từ những năm 2005, và nhà máy đóng gói và kiểm định chip máy tính của Intel Việt Nam bắt đầu hoạt động từ năm 2010. Samsung đầu tư vào Việt Nam để sản xuất lắp ráp các sản phẩm điện tử từ những năm 2008. Cho đến nay, đã có hơn 50 doanh nghiệp trong ngành công nghiệp bán dẫn hoạt động tại Việt Nam như Intel, Amkor, Hana Micron (đóng gói, kiểm thử); Ampere, Marvell, Cadence, Renesas, Synopsys, Qorvo (thiết kế); Lam Research, Coherent (sản xuất yếu tham gia vào các giai đoạn đóng gói và kiểm tra lần cuối (kiểm tra các chip lần cuối trước khi xuất xưởng), chỉ chiếm khoảng 6-7% trong chuỗi giá trị. Cho đến nay, mới có FPT Semiconductor và Viettel High Tech là hai doanh nghiệp Việt Nam duy nhất có khả năng thiết kế chip bán dẫn và cũng đang hướng tới việc tự chủ sản xuất và đóng gói chip trong tương lai. thiết bị)...Tuy nhiên, Việt Nam hiện mới chủ. yếu tham gia vào các giai đoạn đóng gói và kiểm tra lần cuối (kiểm tra các chip lần cuối trước khi xuất xưởng), chỉ chiếm khoảng 6-7% trong chuỗi giá trị. Cho đến nay, mới có FPT Semiconductor và Viettel High Tech là hai doanh nghiệp Việt Nam duy nhất có khả năng thiết kế chip bán dẫn và cũng đang hướng tới việc tự chủ sản xuất và đóng gói chip trong tương lai.

Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn trong nước, Việt Nam hiện đã trở thành thị trường xuất khẩu mạch tích hợp điện tử và thiết bị bán dẫn lớn thứ 8 thế giới và lớn thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu mạch tích hợp điện tử và thiết bị bán dẫn của Việt Nam tăng từ 15,1 tỷ USD năm 2029 lên 20,963 tỷ USD vào năm 2023. Trong đó, Trung Quốc và Mỹ là 2 thị trường xuất khẩu mạch tích hợp điện tử và thiết bị bán dẫn lớn nhất của Việt Nam, tiếp theo là thị trường EU và ASEAN. Trong 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam tiếp tục tăng 42,8% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 15,890 tỷ USD.  Kim ngạch xuất khẩu mạch tích hợp điện tử và thiết bị bán dẫn của Việt Nam sang nhiều thị trường tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm 2024 như: kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 1,952 tỷ USD, tăng 451,9% so với cùng kỳ năm 2023; Singapore đạt 706,74 triệu USD, tăng 229,4%; Đài Loan đạt 646,27 triệu USD, tăng 254,7%, Malaysia tăng 209,6%; Nhật Bản tăng 85,8%; Philippin tăng 686,4%; Slovenia tăng 448,5% so với cùng kỳ năm 2023.

- Để xem chi tiết, vui lòng tải tài liệu tại đây;
 
 

Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại

Tin cũ hơn
  • BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại “Chuyên ngành Thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh”
    Ngành sản xuất thủy tinh của Việt Nam đã có một lịch sử phát triển lâu dài. Những năm 1960-1970, Việt Nam có các nhà máy sản xuất thủy tinh đầu tiên, chủ yếu tập trung vào các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước như chai lọ, cốc chén với công nghệ đơn giảm và lao động thủ công.
  • BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại “Chuyên ngành Gốm Sứ”
    rong những năm qua, ngành gốm sứ Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ cả về năng lực sản xuất và xuất khẩu, trung bình ngành công nghiệp sản xuất gốm sứ đã đóng góp hơn 3 tỷ USD/năm cho GDP của Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong 10 quốc gia sản xuất gốm sứ xây dựng lớn nhất thế giới và cũng là quốc gia có sản lượng gạch ốp lát đứng thứ 4 thế giới
  • BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại “Chuyên ngành Thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh”
    Ngành sản xuất thủy tinh của Việt Nam đã có một lịch sử phát triển lâu dài. Những năm 1960-1970, Việt Nam có các nhà máy sản xuất thủy tinh đầu tiên, chủ yếu tập trung vào các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước như chai lọ, cốc chén với công nghệ đơn giảm và lao động thủ công. Đến thập niên 1980-1990, ngành sản xuất thủy tinh của Việt Nam có những bước đầu tiên trong hiện đại hóa công nghệ sản xuất với các nhà máy lớn như Nhà máy thủy tinh Bình Minh, Nhà máy thủy tinh Hải Phòng. Từ năm 2000 đến nay,
  • Quy định về Thiết kế sinh thái Châu Âu  cho Sản phẩm Bền vững (ESPR) - những lưu ý với ngành dệt may
    Quy định về Thiết kế sinh thái Châu Âu cho Sản phẩm Bền vững (ESPR) đã được Nghị viện Châu Âu thông qua vào ngày 23 tháng 4 năm 2024 và bởi Hội đồng châu Âu vào ngày 27 tháng 5 năm 2024 . Quy định này thiết lập một khuôn khổ chung cho việc đưa ra các tiêu chuẩn bền vững về môi trường cho hầu hết các sản phẩm được đưa vào thị trường Châu Âu. Luật mới này, được phê duyệt nhằm mục đích thúc đẩy khả năng tái sử dụng, khả năng sửa chữa, khả năng nâng cấp và khả năng tái chế của hàng hóa bán cho khách hàng EU.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.921.616