BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại
6 tháng đầu năm 2021, hoạt động kinh tế xã hội Việt Nam diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trong nước và thế giới, đặc biệt giai đoạn từ cuối tháng 4 đến nay. Tuy nhiên, bằng sự chỉ đạo điều hành linh hoạt và quyết liệt của Chính phủ cùng sự đồng thuận của nhân dân cả nước, kinh tế xã hội Việt Nam vẫn đạt được những kết quả tích cực, tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức cao so với thế giới và khu vực.
Về tăng trưởng kinh tế, GDP 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64% mặc dù dịch Covid-19 bùng phát tại một số địa phương trên cả nước từ cuối tháng 4 cho thấy sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự chung sức, đồng lòng của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước và lực lượng tuyến đầu chống dịch để kiểm soát dịch bệnh, thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế – xã hội (GDP quý 2/2021 ước tính tăng 6,61% so với cùng kỳ năm trước).
Sản xuất công nghiệp trong quý 2/2021 tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi, tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 11,45% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,91%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,42%, cao hơn tốc độ tăng 5,06% của cùng kỳ năm 2020.
6 tháng đầu năm cũng ghi nhận hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế từng bước được phục hồi, nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp và người dân có xu hướng tăng khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các đợt giảm lãi suất trong năm 2020. Tính đến thời điểm 21/6/2021, tổng phương tiện thanh toán tăng 3,48% so với cuối năm 2020; huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 3,13% so cùng kỳ năm 2020; tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 5,47% so cùng kỳ năm 2020.
Những nội dung đáng chú ý;
- Chính phủ ban hành Nghị quyết về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững
- Bộ Công Thương đồng hành cùng các doanh nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng sản xuất
- Lần đầu xuất khẩu nông sản sang châu Âu qua nền tảng thương mại điện tử
- Bình Dương: Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng cao
- Lâm Đồng phát triển cà phê theo chuỗi nông sản toàn cầu
- Bất chấp dịch Covid-19, sản xuất công nghiệp nửa đầu năm 2021 phục hồi mạnh mẽ
sau khi chậm lại trong năm 2020
- Thụy Sĩ tăng nhập khẩu nhóm hàng hóa là hàng tiêu dùng
- Hàng công nghiệp tiêu dùng của Việt Nam có cơ hội mở rộng thị phần tại Hà Lan
- Xu hướng dịch chuyển xuất khẩu mặt hàng dệt may dưới sự tác động của dịch Covid-19
- Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu sang sản phẩm chế biến sâu nhằm gia tăng giá trị, mở rộng thị trường
- Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 tới ngành thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
- Cách mạng công nghệ 4.0 giúp ngành công nghiệp gỗ nâng cao năng lực cạnh tranh,
đáp ứng được yêu cầu cao của các thị trường xuất khẩu
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định UKVFTA
- Trung Quốc: Xuất khẩu dựa trên đầu tư nước ngoài
- Triển vọng xuất khẩu vào thị trường Mỹ
- Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra xu hướng mới về việc làm
Để xem chi tiết, vui lòng tải tài liệu tại đây
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại