VITIC
Bản tin Công nghiệp hỗ trợ

BẢN TIN: Công nghiệp hỗ trợ số 7 năm 2022

13/04/2022 15:51

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch xuất khẩu máy vi tính,  sản phẩm điện tử và linh kiện trong tháng 3/2022 đạt 5,31 tỷ USD, tăng 38,42% so với tháng 2/2022 và tăng 13,47% so tháng 3/2021. Tính chung quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 13,24 tỷ USD, tăng 10,77% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm trên 14 ,86% tổng kimngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta

Trong tháng 3/2022, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của các DN FDI đạt gần 5,23 tỷ USD, tăng 38,76% so với tháng trước và tăng 13,65% so với tháng 3/2021; chiếm trên 98,43% tổng kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử của nước ta. Tính chung quý I/2022, tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này của các DN FDI đạt gần 13 tỷ USD, tăng 10,79% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 98,16% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước.

Trong quý I/2022, các thị trường chính xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện gồm: Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Hồng Kông, Hàn Quốc, Asean. Xuất khẩu sang 6 thị trường đứng đầu đã chiếm trên 83,42% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều mặt hàng xuất khẩu sụt giảm nhưng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chủ lực như linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử vẫn tăng rất mạnh.

Dự báo, đến năm 2025, Việt Nam sẽ tăng tỷ trọng xuất khẩu điện tử máy tính toàn cầu lên gần 4%. Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể tận dụng tối đa sự bùng nổ trên toàn cầu về nhu cầu máy tính, thiết bị điện tử khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Chỉ số sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng trên 10%. Nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới do nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng phục vụ thông tin liên lạc cũng như phương tiện làm việc trong điều kiện giãn cách xã hội vì ảnh hưởng của dịch Covid-19
 
 
Để xem chi tiết, vui lòng tải tài liệu tại đây;
 
 

Nguồn: Phòng TTCN

Tin cũ hơn
  • BẢN TIN: Công nghiệp hỗ trợ số 06 năm 2022
    Ngày 24/3/2022, tại Khu Công nghệ cao (CNC) thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội thảo về mô hình và cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển khu CNC ở Việt Nam.
  • BẢN TIN: Công nghiệp hỗ trợ số 05 năm 2022
    Theo báo cáo của Bộ Công Thương, chỉ số sản xuất xe có động cơ trong tháng 02/2022 giảm 17,7% so với tháng 01/2022, nhưng tăng 21,5% so với tháng 02/2021. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất của ngành này tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2021.
  • BẢN TIN: Công nghiệp hỗ trợ số 04 năm 2022
    Năm 2022, ngành nhựa được đánh giá là có nhiều triển vọng tăng trưởng nhờ việc Việt Nam ký kết hàng loạt các FTA thế hệ mới (như CPTPP, EVFTA, RCEP) giúp mở ra cơ hội thu hút đầu tư không chỉ ở các nước đối tác FTA mà cả các nước khác (để đầu tư sản xuất hàng hóa tại Việt Nam và xuất khẩu đi tận dụng các cơ hội của FTA).
  • BẢN TIN: Công nghiệp hỗ trợ số 03 năm 2022
    Chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp, công nghiệp điện tử Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế cũng như vai trò quan trọng trong nền kinh tế và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.995.178