BẢN TIN: Công nghiệp hỗ trợ số 06 năm 2022
Ngày 24/3/2022, tại Khu Công nghệ cao (CNC) thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội thảo về mô hình và cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển khu CNC ở Việt Nam.
Hội thảo nhằm ghi nhận tình hình hoạt động của các khu CNC đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị, định hướng, nhu cầu phát triển của các khu CNC cao hiện hữu; nhu cầu thành lập khu CNC mới của các địa phương có tiềm năng trong thời gian tới; nhu cầu của các DN trong việc đầu tư kết cấu hạ tầng khu CNC, đầu tư vào khu CNC; mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước, các tổ chức KH&CN và DN trong việc thúc đẩy phát triển nguồn nhân Từ thực tế phát triển các khu CNC vừa qua, Bộ KH&CN nhận thấy cần có sự nhìn nhận lại những vấn đề đang vướng mắc cần tháo gỡ từ địa phương, kiến nghị từ các bộ, ban, ngành liên quan để hoàn thiện hệ thống cơ sở chính sách pháp luật cũng như những ưu đãi đầu tư vào các khu CNC. Đặc biệt, yêu cầu từ thực tiễn về việc sửa đổi bổ sung Luật CNC (năm 2008).
Mặc dù Luật Công nghệ cao năm 2008 đã thể chế hóa các chính sách lớn về ứng dụng và phát triển công nghệ cao ở nước ta, trong đó việc thúc đẩy sự phát triển công nghệ cao được tập trung chủ yếu thông qua một số nhiệm vụ chủ chốt, trong đó có tập trung nguồn lực xây dựng và phát triển các khu CNC, các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hình thành các trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, thu hút các DN lớn về công nghệ cao trên thế giới, đảm đương vai trò đầu tàu về phát triển công nghệ cao, tạo hiệu ứng lan toả… Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều ưu đãi dành cho công nghệ cao không còn phù hợp.
Để xem chi tiết, vui lòng tải tài liệu tại đây;
Nguồn: Phòng TTCN
-
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, chỉ số sản xuất xe có động cơ trong tháng 02/2022 giảm 17,7% so với tháng 01/2022, nhưng tăng 21,5% so với tháng 02/2021. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất của ngành này tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2021.
-
Năm 2022, ngành nhựa được đánh giá là có nhiều triển vọng tăng trưởng nhờ việc Việt Nam ký kết hàng loạt các FTA thế hệ mới (như CPTPP, EVFTA, RCEP) giúp mở ra cơ hội thu hút đầu tư không chỉ ở các nước đối tác FTA mà cả các nước khác (để đầu tư sản xuất hàng hóa tại Việt Nam và xuất khẩu đi tận dụng các cơ hội của FTA).
-
Chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp, công nghiệp điện tử Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế cũng như vai trò quan trọng trong nền kinh tế và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác.
-
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất sản phẩm ngành cơ khí năm 2021 chỉ tăng 0,4% so với năm 2020. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ngành cơ khí đạt sản lượng cao gồm có